Tuỷ răng bị thối phải làm sao đây
Tuỷ răng bị thối là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Khi tình trạng này xảy ra, không chỉ gây ra cảm giác đau nhức. Mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Trong bài viết này, hãy cùng Nha Khoa Đông A tìm hiểu về những nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa hiệu quả của tình tràn tuỷ răng bị thối nha!!
Tủy răng bị thối là sao?
Tủy răng là phần mô mềm nằm ở bên trong trung tâm của răng. Ở đây là nơi chứa các mạch máu và dây thần kinh. Khi tủy răng thối, có nghĩa là mô tủy đã bị vi khuẩn xâm nhập và gây ra viêm nhiễm. Tình trạng này thường xảy ra do sâu răng, chấn thương hoặc các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến răng miệng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tủy răng bị thối. Có thể gây ra đau nhức dữ dội và dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Nguyên nhân khiến tuỷ răng bị thối
Các bệnh lý về răng
Các bệnh lý liên quan đến răng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến tủy răng bị thối. Là các bệnh lý liên quan đến răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Vi khuẩn gây sâu răng phát triển và tạo ra axit. Dẫn đến tổn thương men răng và làm cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào tủy.
- Sâu răng: Đây là tình trạng mà vi khuẩn trong miệng tấn công men răng, làm hỏng răng và gây ra đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể lan rộng và xâm nhập vào tủy răng, gây viêm nhiễm và tổn thương tủy.
- Viêm nướu: Viêm nướu hoàn toàn có thể làm cho tình trạng tủy răng bị thối. Khi vi khuẩn từ viêm nướu xâm nhập vào tủy, chúng sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm và tổn thương tủy.
Chấn thương răng
Chấn thương từ tai nạn hoặc va chạm cũng có thể làm tổn thương tủy răng mà không thể phát hiện ngay lập tức. Những tổn thương răng này có thể dẫn đến viêm nhiễm và làm cho tủy răng bị thối hơn.
- Chấn thương mạnh: Đối với các cú va chạm mạnh vào răng có thể làm gãy hoặc nứt răng. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng.
- Chấn thương trong thể thao: Nếu bạn thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao mà không sử dụng các vật bảo hộ hoặc biện pháp bảo vệ răng miệng, nguy cơ bị chấn thương sẽ tăng lên đáng kể.
Các tác nhân bên ngoài
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ tủy răng bị thối. Việc sử dụng thuốc lá, uống rượu và ăn thực phẩm chứa nhiều đường có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Thói quen hút thuốc: Nicotine trong thuốc lá không chỉ làm hỏng nướu mà còn làm suy yếu khả năng chống lại nhiễm trùng của mô tủy.
- Chế độ ăn uống kém: Việc tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường và axit sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nhiễm.
Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết tủy răng bị thối
- Đau nhức răng: Đau nhức có thể từ âm ỉ đến dữ dội. Đặc biệt là khi nhai hoặc tiếp xúc với thực phẩm nóng lạnh. Cơn đau răng sẽ đặc biệt kéo dài và làm bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu.
- Nhạy cảm với nhiệt độ: Răng trở nên nhạy cảm với thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh. Nếu bạn cảm thấy cơn đau răng kéo dài dai dẳng sau khi bạn ăn hoặc uống. Đây có thể là dấu hiệu tủy trong răng của bạn đang bị phá huỷ.
- Sưng nướu: Khi phần nướu xung quanh răng bị ảnh hưởng có thể khiến nó sưng và đỏ. Và kèm theo cảm giác đau khó chịu. Sưng nướu là dấu hiệu cảnh báo rằng viêm nhiễm đã xuất hiện.
- Mủ hoặc dịch chảy ra: Nếu có mủ chảy ra từ nướu, đây là dấu hiệu của viêm nhiễm nghiêm trọng, cần được điều trị ngay lập tức. Mủ có thể có mùi hôi, làm cho tình trạng càng tồi tệ hơn.
- Thay đổi màu sắc răng: Răng bị thối có thể chuyển sang màu tối, thường là màu nâu hoặc đen. Điều này xảy ra do sự phân hủy của mô tủy, dẫn đến sự thay đổi màu sắc rõ rệt.
Tác hại khi tủy răng bị thối
Tủy răng bị thối có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, bao gồm:
- Mất răng: Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Khi mà tủy răng đã bị thối thì các cấu trúc răng bắt đầu bị phá vỡ. Làm cho răng yếu dần đi và có nguy cơ gãy hoặc rụng.
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn từ tủy răng bị thối có thể lây lan sang các răng khác hoặc mô xung quanh, gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng. Thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng có thể là gây tổn thương cho chính bản thân của bạn vì vậy đôi khi phải cần được điều trị khẩn cấp.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể: Nhiễm trùng răng không chỉ dừng lại ở miệng mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Gây ra các vấn đề nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường và nhiều bệnh lý khác. Vi khuẩn từ miệng có thể vào máu và lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Cách điều trị tủy răng bị thối
Cách điều trị tuỷ răng thối
Việc điều trị tủy răng bị thối có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Điều trị tủy răng thường được thực hiện bởi nha sĩ chuyên khoa. Với phương pháp cụ thể tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của tủy.
Trường hợp tuỷ răng bị thối nhẹ
Khi tủy răng bị thối ở mức độ nhẹ, nha sĩ có thể tiến hành điều trị một cách tương đối đơn giản và nhanh chóng. Quá trình này thường được thực hiện theo các bước như sau:
- Khám răng và đánh giá: Bước đầu tiên là thăm khám để xác định mức độ tổn thương của tủy. Nha sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đánh giá tình trạng răng miệng.
- Gây tê: Để giảm thiểu đau đớn trong quá trình điều trị, nha sĩ sẽ thực hiện gây tê tại chỗ. Điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong suốt quá trình.
- Làm sạch ống tủy: Sau khi gây tê, nha sĩ sẽ khoan vào răng để tiếp cận ống tủy. Họ sẽ loại bỏ các mô tủy bị tổn thương và làm sạch bên trong ống tủy bằng các công cụ chuyên dụng.
- Khử trùng và bịt ống tủy: Sau khi làm sạch, việc khử trùng sẽ diễn ra nhằm tiêu diệt các vi khuẩn còn sót lại. Cuối cùng, ống tủy sẽ được bịt kín bằng vật liệu đặc biệt để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Phục hồi răng: Cuối cùng, nha sĩ sẽ phục hồi lại răng bằng cách trám hoặc lắp mão răng. Bước này không chỉ giúp khôi phục lại chức năng nhai cho răng và còn cải thiện tính thẩm mĩ cho cả hàm răng của bạn.
Với quy trình điều trị nhẹ nhàng này. Bạn có thể sớm quay lại với cuộc sống bình thường mà không còn nỗi lo về tủy răng.
Trường hợp tuỷ răng bị thối nặng
Nếu tình trạng tủy răng bị thối nặng và không thể phục hồi. Nha sĩ sẽ cần áp dụng các biện pháp can thiệp mạnh mẽ hơn:
- Nhổ răng: Trong trường hợp tủy đã bị tổn thương nặng, nhổ răng có thể là giải pháp tốt nhất. Các nha sĩ sẽ tiến hành nhổ răng để loại bỏ nguồn nhiễm trùng và ngăn chặn tình trạng lan rộng sang các răng khác.
- Cấy ghép Implant: Sau khi nhổ răng, nếu bạn muốn phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ. Có thể thực hiện cấy ghép implant. Quy trình này bao gồm việc cấy một chân răng giả vào xương hàm và gắn răng giả lên trên. Cấy ghép implant giúp duy trì cấu trúc hàm và cung cấp khả năng nhai tốt hơn.
- Điều trị nhiễm trùng: Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng. Nha sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để kiểm soát tình trạng này trước khi thực hiện bất kỳ quy trình phục hồi nào.
Làm thế nào để ngăn ngừa tuỷ răng thối
Làm thế nào để ngăn ngừa tuỷ răng thối
Ngăn ngừa tủy răng bị thối không chỉ dựa vào việc điều trị mà còn bắt đầu từ những thói quen hàng ngày.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng hàng ngày là chìa khóa quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tủy răng. Bạn nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ men răng và loại bỏ mảng bám. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể với tới. Ngoài ra, việc súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng diệt khuẩn cũng rất hữu ích để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Hạn chế đồ ngọt và axit, vì chúng có thể làm hỏng men răng và tạo điều kiện cho sâu răng phát triển. Hãy lựa chọn thực phẩm giàu canxi, như sữa và rau xanh, để tăng cường sức khỏe cho răng. Đừng quên uống đủ nước để giữ cho miệng luôn ẩm và giúp loại bỏ vi khuẩn.
Khám răng miệng định kỳ 2 lần/năm
Khám răng miệng định kỳ ít nhất hai lần mỗi năm sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề và ngăn chặn tình trạng trở nên nghiêm trọng. Trong các buổi khám răng định kỳ này, nha sĩ sẽ thực hiện các biện pháp vệ sinh chuyên sâu cho răng nhằm loại bỏ các mảng bám, từ đó giảm nguy cơ sâu răng và viêm nướu. Đồng thời, nha sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng tổng quát của răng miệng và đưa ra những khuyến nghị cần thiết.
Đến gặp ngay nha sĩ khi răng có vấn đề
Cuối cùng, nếu bạn cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tủy răng. Đừng chần chừ mà hãy đến gặp nha sĩ ngay lập tức. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.
Kết luận
Tủy răng bị thối là một vấn đề không thể xem thường, nhưng với kiến thức đúng đắn và các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Bạn có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Nha Khoa Đông A luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng tận tình và chuyên nghiệp. Đừng để tình trạng tủy răng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy hành động ngay hôm nay!