Bệnh răng miệng rất thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Vì lúc này hàm lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt do phải cung cấp cho thai nhi. Một trong những bệnh lý thường gặp nhất của người mẹ ở giai đoạn này chính là sâu răng. Việc này hoàn toàn không tốt cho mẹ bầu và cả em bé. Vậy, có thể trám răng trong lúc mang thai không? Câu hỏi này sẽ được Nha khoa Đông A giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bệnh lý về răng miệng khi mang thai có gây nguy hiểm không?
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Bệnh lý sâu răng xảy ra ở các mẹ khi đang mang thai sẽ ảnh hưởng khá lớn đến thai nhi.
Cụ thể khi sinh con ra có khả năng bé sẽ có bộ máy tiêu hóa kém hiệu quả. Hệ miễn dịch không hoạt động tốt và đôi khi sẽ bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh khác. Vậy nên khi nhìn thấy bất kỳ dấu hiệu đáng nghi nào của sâu răng như răng ngả vàng, đau nhức, thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị kịp thời.
Một lưu ý quan trọng là ở tuần thai kỳ thứ 30 trở đi, lúc này kích thước thai đã phát triển quá lớn. Vì vậy việc đi lại nhiều và nằm khám răng lâu ở một chỗ có thể khiến cho thai phụ cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi. Vì vậy hãy thăm khám sớm trước đó khi có dấu hiệu. Và hạn chế khám răng từ giai đoạn này.
Một số nguyên nhân dễ khiến mẹ bầu mắc bệnh răng miệng hơn bình thường:
– Những thay đổi về hormone trong cơ thể mẹ khiến cho nướu dễ bị sưng, viêm
– Những sự thay đổi thói quen ăn uống trong thời gian mang thai. Như thích ăn nhiều vị chua hoặc quá nhiều đồ ngọt. Cũng dễ tạo nên các mảng bám quanh chân răng. Gây nên hiện tượng sâu răng và nguy cơ mắc bệnh nha chu cao.
Có thể trám răng trong chu kỳ thai sản không?
Răng sâu và gây đau nhức sẽ rất bất tiện và khiến cho thai phụ khó chịu. Do đó, việc trám răng trong thai kỳ là hoàn toàn có thể nếu bác sĩ chỉ định đồng ý tiến hành trám.
Mặt khác, kỹ thuật trám răng cũng không quá phức tạp, không tốn nhiều thời gian. Và có thể không sử dụng đến thuốc gây tê nên cũng không cần quá kiêng kị.
Tuy nhiên, để biết được tình trạng răng của bản thân có được trám thẩm mỹ hay không. Bạn nên đến thăm khám ở cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ đánh giá rõ tình hình về cả tình trạng răng và sức khoẻ có đủ điều kiện trám hay không.
Tâm lý chung của chị em phụ nữ khi mang thai luôn lo sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trước bất cứ tác động nào trên cơ thể của mẹ kể cả vấn đề răng miệng.
Sự cẩn thận này là cần thiết. Bất cứ tác động nào đến cơ thể của mẹ cũng đều có nguy cơ gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Kể cả việc điều trị các bệnh lý về răng miệng. Vì vậy, chỉ có khoảng từ tháng thứ 4 đến 7 trong thai kỳ là thích hợp nhất để thai phụ đi khám và thực hiện trám răng.
Trám răng như thế nào là an toàn cho phụ nữ mang thai?
Việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai khi khám răng và những cân nhắc có nên thực hiện trám răng hay không có thể dựa trên một số tiêu chí sau đây để quyết định
Vật liệu trám răng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều vật liệu trám khác nhau. Mỗi loại đều sẽ đem tới những ưu, nhược điểm riêng cho người dùng. Phổ biến và được dùng nhiều nhất là hai loại dưới đây:
– Composite: Vô cùng phù hợp sử dụng cho mẹ bầu cùng với tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên lại không quá bền và thường được dùng trong trám răng cửa. Độ bền của composite chỉ kéo dài ở khoảng 2 – 3 năm.
– Amalgam: Khả năng chịu lực của loại vật liệu này là vô cùng bền bỉ, hơn nhiều so với Composite. Nhưng lại không có tính thẩm mỹ cao nên thường được dùng để trám răng hàm.
Tuy nhiên, Amalgam là loại vật liệu không thể dùng cho mẹ bầu. Vì tính chất thành phần có quá nhiều kim loại. Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
Lựa chọn nha khoa
Điều quan trọng nhất để có thể trám răng một cách an toàn đó là việc lựa chọn nha khoa và bác sĩ thực hiện. Mẹ bầu nên tham khảo và lựa chọn các nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao và cơ sở vật chất tốt. Để đảm bảo cho việc trám răng được an toàn nhất có thể.
Chăm sóc răng miệng
Việc chăm sóc răng miệng sau khi trám cũng chiếm phần rất quan trọng. Bạn nên vệ sinh răng miệng kỹ càng ngày hai lần với bàn chải lông mềm. Và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch toàn bộ thức ăn còn mắc ở các kẽ răng.
Hạn chế dùng các món có độ chua nhiều hoặc quá ngọt bởi độ axit trong món ăn sẽ làm hại men răng. Sau khi trám răng về bạn cũng không nên ăn những thức ăn quá cứng, dai hoặc quá lạnh, quá nóng. Để tránh làm miếng trám bị bong tróc. Khiến vi khuẩn xâm nhập và làm ổ sâu trở nên nặng hơn.
Các bệnh lý răng miệng mẹ thường gặp khi mang thai
Viêm nha chu, viêm nướu
Vào khoảng tháng thứ 2 đến tháng thứ 8 của thai kỳ, do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể và mao mạch làm cho các mảng bám và bệnh nha chu rất dễ xuất hiện. Lúc này răng rất dễ bị lung lay, phần nướu sẽ chảy máu mỗi khi đánh răng. Khiến cho mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề ăn uống.
Sâu răng
Ở những tháng đầu thai kỳ, việc bị ốm nghén, buồn nôn gây ra mệt mỏi khiến mẹ không thể ăn uống được nhiều. Việc thường xuyên bị nôn sẽ làm thay đổi môi trường pH trong khoang miệng. Dẫn đến giảm khả năng tự bảo vệ của răng miệng. Từ đó hình thành môi trường cho vi khuẩn sống sót và gây nên các bệnh lý.
Trong nước bọt chứa các chất làm chắc men răng, giúp bảo vệ và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, lượng nước bọt tiết ra trong thời gian mang thai cũng giảm đáng kể so với bình thường vậy nên dễ gây ra sâu răng hơn.
Mòn răng
Răng thường được bảo vệ bởi một lớp men bao bọc bên ngoài. Tuy nhiên chứng ợ chua trong thai kỳ đẩy axit trào ngược từ dạ dày lên miệng, tiếp xúc với men răng khiến men răng bị hao mòn dần gây ra tình trạng ngà răng và mòn răng.
Nếu tình trạng mòn răng kéo dài và trở nên nặng nề đến mức làm lộ cả lớp ngà bên trong. Thì lúc này thai phụ sẽ cảm thấy nhức nhối, ê buốt khi ăn hoặc khi thở bằng miệng. Việc điều trị răng lúc này trở nên phức tạp hơn. Nên mẹ hãy cân nhắc đến ngay nha khoa khi thấy dấu hiệu bất thường nhé.
U nướu thai nghén
U nướu thai nghén là một dạng khối tăng sinh mềm tại vùng nướu. Khối u sẽ phát triển nhanh trong 3 tháng sau đó dần nhỏ lại và biến mất sau khi sinh em bé. Tuy không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến thai phụ rất khó chịu.
Những lưu ý về răng miệng mẹ cần biết khi mang thai
Để phòng tránh việc gặp phải các chứng bệnh về răng miệng khi mang thai gây phiền hà và ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây:
Mỗi ngày nên đánh răng ít nhất 2 lần sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Trong giai đoạn ốm nghén, mẹ nên súc miệng lại bằng nước sạch sau mỗi lần nôn để giảm thiểu độ axit trong khoang miệng.
Nếu việc đánh răng gây buồn nôn, khó chịu cho thai phụ, mẹ có thể đánh nhẹ nhàng sau đó sử dụng nước muối hay nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn lại.
Mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm và trái cây có chứa B12, canxi, vitamin C và tránh sử dụng đồ ngọt, thức uống có gas, có cồn.
Nhận biết tốt những dấu hiệu này sẽ giúp đỡ cho thai phụ khá nhiều trong việc mang thai. Và giữ sức khỏe cho cả mẹ và con. Chăm sóc răng miệng thật tốt trong thời kì này cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe cho cả bạn và em bé.
Hy vọng ở bài viết trên, nha khoa Đông A đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn về vấn đề bệnh lý răng miệng. Chúc bạn luôn khỏe và vui tươi.