Chửa tủy răng công nghệ mới Tủy răng là gồm các mô nhỏ như dạng sợi, nằm ở giữa răng và là nơi chứa nhiều mạch máu với dây thần kinh có vai trò cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để nuôi sống răng. Trong trường hợp khi tuỷ răng bị viêm nhiễm hoặc tổn thương với bất cứ nguyên nhân nào, thì việc chữa trị tuỷ răng là điều quan trọng và cần thiết để bảo tồn răng thật, tránh đi việc phải nhổ bỏ răng đáng tiếc. Điều trị tủy răng là gì? Với sức khỏe của răng hàm thì tủy răng có vai trò rất là quan trọng, và với công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại của nha khoa ngày nay, thì việc chửa trị tủy răng (chữa tủy hay còn gọi là điều trị nội nha) có thể giúp bạn trong các trường hợp sau:
  • Tránh các biến chứng gây hại đến sức khỏe và bảo tồn được cấu trúng của răng thật
  • Giảm đi các cơn đau buốt do viêm tủy và khôi phục lại tính thẩm mỹ cho hàm răng
  • Không còn bị kích ứng với thức ăn và cải thiện chức năng nhai tốt
  • Khi tủy răng bị viêm sẽ không có khả năng tự hồi phục nên can thiệp điều trị sớm sẽ tránh được trường hợp bị tiêu xương
Từng giai đoạn tổn thương tủy sẽ có những dấu hiệu khác nhau:
  • Giai đoạn viêm tủy phục hồi: Thường vào ban đêm sẽ xuất hiện các cơn đau nhẹ, đó là dấu hiệu của việc tủy răng bắt đầu bị tổn thương. Kèm theo đó khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh sẽ có cảm giác ê buốt, khó chịu.
  • Giai đoạn viêm tủy mãn tính: Mỗi cử động của răng đều sẽ gây đau và răng cực kỳ nhạy cảm. Và cơn đau sẽ kéo dài từ sáng đến đêm rất dai dẳng.
  • Giai đoạn viêm tủy cấp tính: Nướu bắt đầu tổn thương, sưng đau và tụ mủ. Cơn đau bắt đầu kéo dài hơn với tần suất từ nhiều tiếng đồng hồ.
  • Giai đoạn hoại tử tủy: Răng sẽ dần lung lay rồi rụng khỏi hàm, vì khi răng đã chết tủy sẽ không còn gây đau nữa mà chuyển qua viêm chóp răng, có mủ ở chân răng, áp xe răng.
Viêm tủy răng ở trẻ nhỏ: Cần phải điều trị tức thời và dễ dẫn đến tình trạng chết tủy, và đau đớn sẽ kéo dài, gây nguy hiểm và nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, có khi là tính mạng. Sâu răng là nguyên nhân dễ dẫn đến viêm tủy và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhất. Hoặc từ các chấn thương làm gãy vỡ răng, hay bị chảy máu chân răng cũng làm tổn thương. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào tủy. Trường hợp trẻ nhỏ có răng sữa bị viêm tủy, nhưng nhiều người lo lắng việc lấy tủy làm ảnh hưởng không tốt đến răng vĩnh viễn và không mọc được răng mới. Tuy nhiên, trên thực tế lấy tủy răng sữa không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của răng mới. Và nếu răng chết tủy do bị viêm nhiễm và không được điều trị sẽ lây nhanh qua các răng khỏe khác, vì khuẩn sẽ phá hoại các mô mềm dẫn đến hoại tử, và những chất hoại tử dễ thoát qua lổ chóp chân răng dẫn đến gây viêm tổ chức liên kết mô răng, viêm đến xương hàm. Nặng nề hơn nữa là khi các chất hoại tử tụ lại ở chân răng sẽ gây nên tình trạng u hạt hoặc u nang chân rang. Phụ nữ có thai: Khi ở tháng thứ 3 giữa thai kỳ, tức là từ tháng 3 đến tháng 6, khách hàng đã có thể tiến hành điều trị tủy. Ở thời điểm này sức khỏe của mẹ và bé tạm thời ổn định, mẹ bầu di chuyển cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu mẹ bầu đang ở hai mốc thời gian còn lại của thai kỳ thì tuyệt đối không điều trị vì sức khỏe của mẹ bầu không ổn định và thai nhi đang được hình thành cùng đó cơ thể của mẹ cũng còn nhiều biến đổi ở 3 tháng đầu. Còn 3 tháng cuối, vì do thai đã lớn nên mẹ bầu sẽ di chuyển khó khăn hơn và em bé phải cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển. Khi mang thai, do hoocmon Progesterone và Estrogen thay đổi và thiếu hụt Canxi vì phải nuôi dưỡng thai kỳ nên thường khiến răng yếu đi, dễ dẫn đến tình trạng viêm tủy răng ở phụ nữ mang thai. Nhưng nếu răng bị viêm tủy nặng làm ảnh hưởng đến các bộ phận của răng thì vẫn nên điều trị sớm, tránh các biến chứng gây nguy hiểm cho mẹ và cả bé. Quy trình điều trị tủy răng như thế nào?
    • Bước 1 – Khám và chụp X quang: Các bác sĩ sẽ khám tổng quát răng miệng và chụp X quang để xác định chính xác độ tổn thương và vị trí để điều trị. Sau đó sẽ trao đổi với khách hàng về phương pháp và phác đồ điều trị chi tiết.
    • Bước 2 – Vệ sinh răng miệng và gây tê: Để điều trị tủy răng được an toàn, tránh viêm nhiễm ngược các bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho khách hàng như lấy vôi răng và súc miệng sạch. Sau đó sẽ gây tê để giúp khách hàng không có cảm giác khó chịu hay đau đớn và thoải mái hơn trước khi điều trị.
    • Bước 3 – Đặt đế cao su: Để ngăn không cho thuốc trị viêm tủy răng rơi vào nướu răng, khoang miệng và đường thở, đường tiêu hóa thì các bác sĩ sẽ đặt đế cao su vào để vùng điều trị luôn được khô, sạch.
  • Bước 4 – Tiến hành điều trị tủy: Khi các bước trên đã hoàn tất thì các bác sĩ bắt đầu tiến hành điều trị tủy răng. Đầu tiên là dùng mũi khoan mở đường đủ rộng vào buồng tủy, để thao tác lấy tủy được dễ dàng và thuận lợi cho việc trám bít phục hình. Kế tiếp các bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng lấy sạch tủy răng và vi khuẩn, sau đó tạo hình ống tủy để làm sạch với nhiều lần bơm rửa khoang tủy. Tiếp theo, sẽ tiến hành chụp X quang để kiểm tra xem tủy viêm còn sót lại trong ống tủy hay không.
  • Bước 5 – Trám bít ống tủy: Khi đã chắc chắn hoàn toàn loại bỏ những phần tủy bị viêm, đảm bảo khách hàng không còn cảm giác đau buốt, các bác sĩ bắt đầu tiến hành trám bít ống tủy bằng nhựa gutta percha chuyên dụng. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp tủy răng bị yếu đi sau điều trị, dễ lung lay… và nhằm  giúp khách hàng ăn uống dễ dàng và thẩm mỹ hơn thì các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp bọc răng sứ.