Chưa được phân loại, Thông Tin Hữu Ích

Top 7 thuốc kháng sinh răng an toàn và hiệu quả

thuoc-khang-sinh-rang

Thuốc kháng sinh răng loại nào an toàn và hiệu quả ngay tức thì? Những cơn đau răng kéo khiến bạn ăn không ngon, ngủ không được. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Vì một số nguyên nhân dẫn đến sức khỏe răng miệng của bạn không được tốt. Tình trạng nhiễm khuẩn răng miệng khiến cơ thể khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trước khi đến Nha Sĩ thăm khám, để giảm đi những cơn đau tại nhà an toàn, hiệu quả. Hãy tham khảo Top 7 thuốc kháng sinh an toàn trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao nhiễm khuẩn răng miệng?

Nhiễm khuẩn răng miệng là căn bệnh làm cho nhiều bệnh nhân khá lo lắng nếu mắc phải. Nhiễm trùng phát sinh từ nhiều nguyên nhân. Như viêm tủy và tủy răng hoại tử hay vấn đề liên quan ban đầu từ bệnh lý sâu răng.

Sự xâm nhập và tấn công từ vi khuẩn đến sâu trong răng sẽ nhanh chóng lây lan qua các khu vực xung quanh. Thậm chí, việc viêm nhiễm còn nghiêm trọng hơn khi gây nhiễm trùng huyết, viêm não, màng não. Đây cũng là những biến chứng nghiêm trọng nhất của nhiễm khuẩn răng miệng. Đôi khi khiến cho bệnh nhân nguy hiểm đến tính mạng của mình nếu không điều trị sớm.

Biểu hiện của bệnh nhân nhiễm khuẩn răng miệng

Răng sưng hoặc đau nhói là dấu hiệu rõ nhất của tình trạng nhiễm trùng răng. Nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng răng bị nhiễm khuẩn, đau, nhức, sưng viêm. Thậm chí còn khiến người bệnh bị sốt cao. Tất cả triệu chứng này cho thấy cơ thể của bạn đang phải cố gắng chống chọi với việc nhiễm khuẩn.

bieu-hien-cua-benh-nhan-nhiem-khuan-rang-mieng

Biểu hiện của bệnh nhân nhiễm khuẩn răng miệng

Hơn nữa, bạn cũng có thể cảm nhận được hơi thở của mình có mùi hôi khó chịu. Hoặc tình trạng hôi miệng không biến mất sau khi chải răng, súc miệng nước muối. Vì vậy, với bệnh nhiễm khuẩn răng miệng này bạn nên cân nhắc điều trị bằng thuốc kháng sinh răng.

Một số dấu hiệu nhận biết lỗ sâu răng nhỏ dần tiến triển thành nhiễm khuẩn răng:

– Đau nhói ở răng, xương hàm, vùng cổ.

– Bị sưng viêm vùng má.

– Răng khá nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

– Răng nhạy cảm với áp lực.

– Sốt.

– Sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Top 7 thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn răng miệng

Tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh mà bác sĩ xác định được sẽ đưa ra loại thuốc kháng sinh răng miệng thích hợp. Dưới đây là top 7 loại thuốc kháng sinh răng an toàn và hiệu quả.

thuoc-khang-sinh-rang

Top 7 loại thuốc kháng sinh răng an toàn và hiệu quả

Amoxicillin

Amoxicillin thuộc nhóm beta lactam, là dòng thuốc kháng sinh đa dụng và có hoạt tính diệt khuẩn tốt. Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý, như những loại thuốc kháng sinh phổ rộng khác. Một số bất lợi có thể xảy ra cho cơ thể như ban đỏ, tiêu chảy, buồn nôn, dị ứng… Vì vậy, cần  được kê đơn của bác sĩ và uống thuốc theo chỉ dẫn.

Penicillin

Penicillin thuộc nhóm thuốc kháng sinh răng ứng dụng phổ biến trong việc điều trị nhiễm trùng răng miệng và Amoxicillin cũng nằm trong nhóm Penicillin. Tuy vậy, một số nha sĩ khuyên rằng nên sử dụng amoxicillin phối hợp với axit clavulanic. Nhằm loại bỏ các vi khuẩn có men chống lại những thành phần kháng sinh.

Spiramycin

Đây là loại thuốc kháng sinh răng chỉ được sử dụng theo đơn của bác sĩ. Thông thường, loại thuốc này có công dụng điều trị bệnh nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn gây bệnh có khả năng kháng thuốc.

Đặc biệt lưu ý không dùng thuốc này cho phụ nữ đang trong quá trình mang thai, đang cho con bú hoặc dự định mang thai. Spiramycin có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù rất hiếm khi gặp nhưng có thể rất nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Tác dụng phụ bao gồm:

– Dấu hiệu dị ứng: phát ban, ngứa, da đỏ, mày đay, sưng, bong tróc,…

– Sốt, khàn giọng, cơn đau thắt ở ngực, sưng miệng, đau cổ họng.

– Có máu trong nước tiểu.

– Chóng mặt.

– Đau bụng, tiêu chảy.

Clindamycin

Clindamycin khá hiệu quả trong việc chống lại một loạt các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Kể cả bệnh nhiễm khuẩn răng miệng. Hơn nữa, đây còn là nhóm thuốc được nha sĩ khuyên dùng ưu tiên hàng đầu. Vì vi khuẩn khả năng cao ít kháng thuốc này hơn so với nhóm penicillin. Liều lượng khuyên dùng clindamycin là 300 mg hoặc 600 mg mỗi 8 giờ.

Azithromycin

Loại thuốc kháng sinh răng này có cơ chế hoạt động chống lại nhiều loại vi khuẩn bằng cách ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, thuốc cũng mang lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh liên quan đến nhiễm trùng răng miệng.

Tuy nhiên, một số tình huống được nha sĩ chỉ định thuốc kháng sinh răng Azithromycin thường đối với những người bị dị ứng thuốc thuộc nhóm penicillin hoặc nhiễm trùng không có tác dụng với các loại thuốc nêu trên. Liều azithromycin khuyên dùng là 500 mg mỗi 24 giờ trong 3 ngày liên tiếp.

Metronidazol

Metronidazol là thuốc kháng sinh răng trong số những loại được sử dụng phổ biến trong nha khoa. Thông thường, thuốc kháng sinh Metronidazol sẽ được phối hợp với spiramycin đặc trị viêm dành cho răng miệng rất hiệu quả.

Doxycyclin

Thuốc kháng sinh răng Doxycycline thuộc nhóm tetracyclin có tác dụng đối với cả vi khuẩn gram (-) và gram (+). Thậm chí còn khá nhạy cảm với loại vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn đường ruột. Vì vậy Doxycycline được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh nhiễm trùng răng miệng.

Đây là loại thuốc kháng sinh răng được lựa chọn thay thế trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện bị dị ứng với amoxicillin. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc doxycycline có khả năng sẽ làm hỏng men răng ở những răng còn non. Vì vậy, không được dùng thuốc này cho trẻ em từ dưới 8 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Nên dùng thuốc kháng sinh răng trong bao lâu?

Mỗi loại thuốc kháng sinh răng sẽ có thời gian hiệu lực riêng biệt, khác nhau. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm của vi sinh vật gây nên bệnh, nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng thế nào và cơ địa của từng người mà có thời gian sử dụng thuốc điều trị khác nhau.

nen-dung-thuoc-khang-sinh-trong-bao-lau

Nên dùng thuốc kháng sinh răng trong bao lâu?

Hơn nữa, để việc điều trị nhiễm khuẩn răng miệng đạt hiệu quả tối ưu. Bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủ đúng các chỉ định hướng dẫn của bác sĩ. Hoàn thành chu ký kháng sinh đầy đủ và đúng liều lượng. Dựa vào kết quả nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia thuộc cộng đồng thuộc chuyên khoa nha, phần lớn những trường hợp nhiễm trùng răng miệng cấp tính được điều trị hết sau từ 3 đến 7 ngày.

Trái lại, một số bệnh nhân chỉ sau một vài liều và tự ý ngưng thuốc khi thấy các triệu chứng của họ biến mất. Nhưng tình trạng nhiễm trùng sẽ còn có nguy cơ cao sẽ quay trở lại. Và quay lại với mức độ nặng hơn, nghiệm trọng hơn. Lúc này đòi hỏi kháng sinh phải có hoạt độ mạnh hơn.

Một số phương pháp điều trị nhiễm trùng răng miệng khác

Thuốc kháng sinh răng khi uống vào sẽ hòa tan theo dòng máu đi đến ổ nhiễm trùng để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu ổ mủ lớn, dẫn đến viêm áp-xe chân răng hay lan cả một vùng hàm mặt. Thì bắt buộc cần có sự phối hợp và can thiệp của ngoại khoa. Nhằm hỗ trợ thu gọn ổ nhiễm trùng.

Những can thiệp này có thể là việc được  thực hiện ngay tại bàn khám của nha sĩ. Đôi khi cũng cần đến phòng phẫu thuật của chuyên khoa răng hàm mặt. Chính vì thế, sự thăm khám của bác sĩ kịp thời luôn là cần thiết để giúp bệnh nhân định hướng xử trí đúng cách.

Song song đó, người bệnh có thể tự mình thực hiện tại nhà một số cách đơn giản sau đây nhằm hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng:

– Chườm lạnh khu vực ngoài da trên vùng hàm mặt bị sưng đau

– Dùng thuốc paracetamol giảm đau hạ sốt với liều lượng phù hợp cân nặng

– Súc miệng bằng nước muối ấm nhẹ nhàng  để tăng tính sát khuẩn tại chỗ

– Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn đúng cách. Nhằm đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không lưu trữ mảng bám thức ăn cũ

– Dùng bàn chải có lông mềm vừa phải, tránh ăn thực phẩm quá dai, quá nóng hoặc quá lạnh, cứng để ngăn ngừa kích ứng

– Nhai thức ăn ở răng phía bên miệng đối diện để giảm áp lực cho bên sưng viêm

– Khám răng tại nha khoa định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh lý về răng miệng

Lời kết

Nhiễm trùng răng miệng có thể khu trú tại chỗ ban đầu nhưng dễ lan rộng nếu không được điều trị kịp thời. Trong đó, thuốc kháng sinh răng đóng vai trò chủ lực trong việc điều trị, chống nhiễm khuẩn răng miệng. Nhưng chúng cũng chỉ là một phần của giải pháp. Vì vậy, bạn cần thăm khám sớm khi có biểu hiện nhiễm trùng răng nhằm nhanh chóng lấy lại sức khỏe răng miệng nhé!