Răng sứ Titan là một trong những loại răng sứ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để phục hồi tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng thật. Vậy răng sứ Titan là gì? Có mấy loại? Giá bao nhiêu? Bài viết sau đây của Nha khoa Đông A sẽ giúp bạn giải đáp các thông tin về răng sứ Titan.
Răng sứ Titan là gì?
Răng sứ Titan là một trong những dòng răng sứ xuất hiện sớm nhất trên thị trường và được rất nhiều bác sĩ nha khoa, khách hàng ưa chuộng vì có nhiều ưu điểm nổi bật. Loại răng này phù hợp cho mọi trường hợp làm cầu răng sứ, mão răng,…
Cấu trúc của răng sứ Titan gồm hai phần: lõi kim loại bên trong (Titanium) và lớp sứ nguyên chất bên ngoài. Titanium là một trong những vật liệu chính để chế tạo răng sứ Titan thẩm mỹ. Khung sườn răng sứ Titan được làm từ hợp kim chứa 4-6% Titanium và được phủ một lớp men sứ Caramco3 mỏng trên bề mặt.
Đặc biệt, răng sứ Titan có tuổi thọ cao hơn hẳn so với các dòng răng sứ kim loại khác trên thị trường.
Răng sứ Titan có mấy loại?
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại răng sứ Titan, bao gồm: Răng sứ Titan Margin, răng sứ Titan Vita và răng sứ Titan Berlin.
- Răng sứ Titan Vita: Loại răng sứ này được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Vita (Đức). Khung sườn của răng sứ Titan Vita được làm từ hợp kim Titan 8%, bên ngoài được phủ lớp men sứ cao cấp. Đặc điểm nổi bật của loại răng sứ này là độ bền cao, tuổi thọ dài, an toàn với các mô răng xung quanh và không gây biến đổi trong môi trường khoang miệng.
- Răng sứ Titan Berlin: Là loại răng sứ có khung sườn chế tạo từ hợp kim Titanium TILITE (Hoa Kỳ) và bên ngoài phủ lớp sứ Ivoclar (Đức). Răng sứ Titan Berlin có độ cứng vượt trội, khả năng ăn nhai tốt và tuổi thọ dài. Đồng thời, loại răng này có thể cải thiện tình trạng thâm viền nướu sau thời gian sử dụng.
- Răng sứ Titan Margin: Loại răng sứ này có khung sườn được chế tạo từ hợp kim Titanium, lớp vỏ bên ngoài phủ sứ Margin. Ưu điểm của răng sứ Titan Margin là giá thành vừa phải và không bị đen viền nướu. Hình dáng và màu sắc cũng gần giống răng thật, khiến người bên cạnh khó nhận ra bạn làm răng giả.
Ưu, nhược điểm của răng sứ Titan
Dưới đây là một số ưu nhược điểm của răng sứ Titan mà bạn có thể tham khảo:
Ưu điểm
- Nhẹ và khó bị oxy hóa: Răng sứ Titan có kích thước tương đương với răng thật nhưng rất nhẹ, thường được sử dụng cho các răng hàm trên, đặc biệt là những cầu răng sứ dài, giúp tránh tình trạng rơi cầu răng do trọng lượng quá nặng.
- Bền chắc, ăn nhai tốt: Với cấu tạo từ kim loại và sứ, răng sứ Titan có khả năng chịu lực tốt, cho phép ăn nhai thoải mái như răng thật mà không lo bị mẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại răng sứ này có độ chịu lực tương đương với răng tự nhiên, do đó, các bác sĩ thường lựa chọn răng sứ Titan để làm cầu răng cho những trường hợp mất răng.
- Lành tính với cơ thể: Phần hợp kim chứa 4-6% Titanium là một chất liệu phổ biến trong y khoa, làm cho răng sứ Titan rất an toàn với cơ thể. Lớp sứ phủ bên ngoài răng cũng đã được kiểm nghiệm là lành tính, không gây vấn đề cho nướu và các mô mềm xung quanh. Không có trường hợp dị ứng với thức ăn nóng hoặc lạnh được ghi nhận với loại răng này.
- Chi phí hợp lý: So với các loại răng toàn sứ, răng sứ Titan có giá thành thấp hơn nhiều nhưng chất lượng vẫn rất cao. Đây là lựa chọn phù hợp cho những ai có ngân sách hạn chế.
- Khả năng tương thích sinh học cao: Dòng răng sứ này có khả năng tương thích sinh học cao, do đó ít bị đào thải trong suốt quá trình sử dụng.
Nhược điểm
- Tính thẩm mỹ không cao bằng răng toàn sứ: Răng sứ Titan có tính thẩm mỹ tốt nhưng so với răng toàn sứ thì vẫn kém hơn. Điều này là do răng sứ Titan có màu trắng đục vì chứa kim loại, không trong suốt như răng toàn sứ. Vì vậy, khi cần bọc sứ thẩm mỹ thì răng sứ Titan không phải là lựa chọn lý tưởng.
- Dễ bị đen viền nướu: Sau một thời gian sử dụng, phần khung kim loại của răng sứ Titan có thể bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng, dẫn đến hiện tượng thâm đen và xỉn màu ở vị trí chân răng.
- Tuổi thọ sử dụng ngắn: Răng sứ Titan thường có tuổi thọ khoảng 5-7 năm do khung kim loại dễ bị oxy hóa trong môi trường miệng. Tuy nhiên, tuổi thọ cụ thể còn phụ thuộc vào việc chăm sóc răng miệng của mỗi người và chất lượng dịch vụ trồng răng sứ tại từng nha khoa.
Các trường hợp nên bọc răng sứ Titan
Dưới đây là một số trường hợp nên bọc răng sứ Titan:
- Răng bị sâu, mẻ hoặc vỡ.
- Răng đã chết tủy.
- Mất răng.
Tuy tính thẩm mỹ của răng sứ Titan chỉ đạt mức tương đối, nhưng loại răng này là lựa chọn phù hợp để khắc phục các khuyết điểm của răng hàm trong vì không bị lộ ra ngoài khi cười hoặc giao tiếp.
Chi phí bọc răng sứ Titan bao nhiêu?
Việc bọc răng sứ Titan giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng răng, cơ sở nha khoa thực hiện, phương pháp thực hiện,… Tuy nhiên, giá bọc răng sứ Titan trên thị trường hiện nay thương dao động ở mức 3.000.000 đồng/răng. Ngoài ra, để có thêm sự lựa chọn cho mình, khách hàng có thể tham khảo bảng giá bọc răng sứ thẩm mỹ của Nha khoa Đông A sau đây:
Trồng răng sứ thẩm mỹ | Giá dịch vụ |
Răng sứ kim loại thường Niken – Crom | 1.500.000/ Răng |
Răng sứ kim loại Titan | 2.500.000/ Răng |
Răng toàn sứ Zirconia | 4.500.000/ Răng |
Răng sứ Zirconia HT | 5.000.000/ Răng |
Mặt dán sứ Veneers Emax Press | 7.000.000/ Răng |
Inlay/Onlay Emax | 5.000.000/ Răng |
Làm răng sứ Titan ở đâu tốt nhất?
Nha khoa Đông A tự hào là một trong những địa chỉ làm răng sứ Titan hàng đầu hiện nay. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và tận tâm, tỉ mỉ trong từng công đoạn, Nha khoa Đông A cam kết mang lại kết quả điều trị tích cực cùng nụ cười mới rạng rỡ và tự nhiên.
Để khách hàng có trải nghiệm làm răng sứ nhẹ nhàng và nhanh chóng, Nha khoa Đông A còn đầu tư vào trang thiết bị công nghệ tiên tiến. Đặc biệt, công nghệ phục hình Cad/Cam với hệ thống máy Cerec Chairside hiện đại giúp lấy dấu răng một cách chính xác. Đồng thời, thiết kế và hoàn thiện răng sứ trong vài giờ đồng hồ, đảm bảo độ sắc nét, tính thẩm mỹ cao.
Bài viết trên đây của Nha khoa Đông A đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến răng sứ Titan. Hãy liên hệ ngay với Nha khoa Đông A khi có nhu cầu làm răng sứ Titan để được cung cấp dịch vụ với mức giá tốt nhất trên thị trường.
Tham khảo:
Bọc Răng Sứ Có Bền Không? Có Vĩnh Viễn Không?
Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Cách Hạn Chế Đau Khi Bọc Răng Sứ