Thông Tin Hữu Ích

Những trường hợp không nên bọc răng sứ có thể bạn chưa biết

boc-rang-su

Trường hợp không nên bọc sứ có thể bạn chưa biết! Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ngày càng được nhiều người chú trọng bởi nó mang lại phong thái rạng rỡ. Tuy nhiên, nếu các vấn đề về răng miệng như sứt mẻ, vàng răng, răng thưa,…đang làm cho bạn lo lắng. Và mất đi nụ cười tự tin, không dám giao tiếp với những người xung quanh. Thì bọc răng sứ sẽ là một giải pháp tuyệt vời mà bạn có thể cân nhắc đến. Bọc răng sứ là một trong những phương pháp chỉnh nha. Giúp hàm răng trở nên đều, đẹp với màu sắc sáng bóng. Nó có thể khắc phục được những khuyết điểm cơ bản của răng. Với độ bền sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, có một số trường hợp được các nha sĩ khuyên là không nên bọc răng sứ. Để tránh các ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe.

boc-rang-su

Những trường hợp không nên bọc sứ có thể bạn chưa biết

Hãy theo chân Đông A ngay sau đây để tìm hiểu kĩ hơn về thông tin quan trọng này nhé!

Tổng quan về phương pháp bọc răng sứ

Bọc răng sứ là gì?

Việc bọc răng sứ hay còn được gọi là phương pháp bọc sứ thẩm mỹ. Đang trở thành một trong những phương pháp phục hình răng phổ biến nhất trong lĩnh vực nha khoa hiện nay. Kỹ thuật này có khả năng khắc phục các khuyết điểm trên răng bao gồm hình dáng và màu sắc. Cùng việc cải thiện chức năng ăn nhai giúp mang đến nụ cười hoàn hảo hơn cho bệnh nhân.

Quá trình thực hiện bọc răng sứ bắt đầu bằng việc bác sĩ tiến hành mài nhỏ một phần vỏ răng ở mức độ cần thiết. Để tạo nên một bề mặt đủ nhám để đặt mảng răng sứ lên. Mảng răng sứ này thường được làm từ các vật liệu như kim loại hoặc toàn sứ. Được thiết kế với hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật. Quá trình này giúp tạo nên một lớp bảo vệ cho răng và cũng cải thiện tính thẩm mỹ của nụ cười.

Những loại bọc răng sứ hiện nay

Hiện nay, có một số phương pháp bọc răng sứ phổ biến như sau:

  • Bọc trực tiếp lên răng tổn thương: Đây là lựa chọn thích hợp khi răng chỉ bị sứt mẻ hoặc có vấn đề nhỏ. Bác sĩ sẽ mài nhỏ chân răng và sau đó đặt mảng răng sứ lên phía trên.
  • Làm cầu răng sứ: Dành cho những trường hợp răng đã mất và không thể phục hồi. Phương pháp này đòi hỏi mài nhỏ hai răng bên cạnh răng đã mất để tạo trụ cho cầu răng sứ.
  • Dán răng sứ Veneers: Thích hợp khi răng có các vấn đề như thưa, xỉn màu, mọc lệch nhẹ hoặc ngắn. Veneers không yêu cầu mài nhiều răng thật. Và không cần lấy tủy nên có thể bảo tồn răng tự nhiên.
  • Bọc răng sứ Implant: Đây là giải pháp ưu việt cho những người đã mất hoàn toàn chân răng. Chân răng bị mất sẽ được thay thế bằng trụ implant nhân tạo, sau đó gắn mảng răng sứ lên implant. Phương pháp này không đòi hỏi mài răng thật và mang lại khả năng nhai tốt và lâu dài nhất.

boc-rang-su

Những loại răng sứ hiện nay

Những phương pháp này đều giúp cải thiện nụ cười và chức năng ăn nhai của bệnh nhân. Nhưng sẽ được lựa chọn dựa trên tình trạng cụ thể của từng trường hợp và mục tiêu thẩm mỹ mong muốn.

Những đối tượng nào cần bọc răng sứ?

Bệnh nhân có thể cân nhắc thực hiện bọc răng sứ nếu nằm trong các trường hợp sau đây:

  • Khi có các vấn đề về răng như răng thưa, hô, móm hoặc lệch lạc ở mức độ nhẹ.
  • Khi răng bị xỉn màu, có ánh vàng và đã thử nhiều phương pháp tẩy trắng mà không có kết quả.
  • Khi hình dạng của răng không đều về kích thước hoặc răng bị gãy, vỡ, sứt mẻ và cần sự phục hình.

Đáng chú ý, việc thực hiện bọc răng sứ không giới hạn bởi độ tuổi, miễn là bạn đã mọc đủ răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong giai đoạn thay răng (giai đoạn trẻ em và thanh thiếu niên). Và quyết định thực hiện bọc răng sứ, điều này có thể gây ra các vấn đề như viêm lợi, tổn thương tủy, và ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng tự nhiên.

Một số trường hợp không nên bọc răng sứ cần lưu ý

Trước khi đưa ra quyết định về việc bọc răng sứ cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra tỉ mỉ bằng việc chụp phim X-quang. Nếu bệnh nhân có một trong các vấn đề sau đây liên quan đến sức khỏe răng miệng thì không nên bọc răng sứ thẩm mỹ:

boc-rang-su

Trường hợp không nên bọc sứ

Các khớp cắn bị sai lệch nghiêm trọng

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì việc bọc răng sứ. Có khả năng sửa chữa các vấn đề liên quan đến sai khớp cắn ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Phương pháp này thường không đạt được hiệu quả tối ưu. Lý do là khi tiến hành mài nhỏ răng có thể gây tổn thương cho cấu trúc răng thật của người bệnh.

Khi đã xác định được mức độ của sai khớp cắn, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn. Ví dụ, trong trường hợp sai khớp cắn nhẹ, bạn có thể lựa chọn bọc răng sứ thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi gặp trường hợp sai lệch khớp cắn nghiêm trọng thường cần phải thực hiện biện pháp niềng răng và chỉnh nha trước khi xem xét việc bọc răng sứ.

Các vấn đề về răng như hô, vẩu, móm nguyên do từ xương hàm

Răng bị hô, vẩu, móm do vấn đề về xương hàm. Cũng được xem như một loại sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, mức độ sai lệch này có thể biến đổi rất nhiều và dễ dàng trở nên nghiêm trọng hơn. Có thể thấy rất nhiều trường hợp người bị hô, vẩu, móm ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. 

Trong tình huống này bác sĩ sẽ đề xuất giải pháp điều trị bao gồm việc sử dụng niềng răng. Để điều chỉnh các răng về vị trí chính xác trong cung hàm. Hoặc thậm chí cần phải thực hiện can thiệp phẫu thuật trong những trường hợp nặng đến rất nặng.

Mức độ nhạy cảm của răng cao

Như đã đề cập trước đó thì trong quá trình bọc răng sứ việc mài răng là một phần quan trọng của quy trình. Đối với những người có hàm răng khá khỏe mạnh, việc mài răng thường không gây ra nhiều khó khăn. Cảm giác có thể là ê buốt có thể xuất hiện trong 1-2 ngày đầu hoặc thậm chí không có cảm giác gì.

Tuy nhiên, đối với những người có răng quá nhạy cảm. Các nha sĩ thường khuyên là không nên thực hiện bọc răng sứ. Điều này là do quá trình mài cùi răng có thể gây tổn thương cấu trúc răng. Làm cho răng trở nên yếu hơn và dễ phát triển các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Do đó việc xem xét kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến từ một bác sĩ uy tín và phòng khám chất lượng là rất quan trọng trước khi quyết định thực hiện bọc răng sứ.

Có các bệnh lý nghiêm trọng về răng

Răng bị số bệnh lý nghiêm trọng như sâu răng nặng, tổn thương tủy, nhiễm trùng. Hoặc chân răng quá yếu thì không thể thực hiện bọc răng sứ. Ngoài ra, khi các bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng sinh học của răng. Như chiều cao của vùng bám dính biểu mô và kết nối quá thấp (< 0.5-0.75mm), việc này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như sau:

  • Tiêu xương hàm: Việc cố gắng xây dựng chất bám dính để đạt được kích thước sinh học ban đầu. Có thể dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm. Điều này có thể gây ra sự suy giảm về mặt xương hàm.
  • Viêm nướu kéo dài: Bất kỳ xâm nhập nào vào khoảng sinh học cũng có thể làm viêm nhiễm nướu kéo dài xung quanh răng, gây đau đớn và sưng to.

Bọc răng sứ có sao không?

Việc thực hiện bọc răng sứ trong tình trạng khoảng sinh học không đạt tiêu chuẩn. Có nguy cơ cao để lại các vấn đề nghiêm trọng. Trong những trường hợp như vậy thì trồng răng implant thường được xem xét là giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng răng bệnh.

Răng không chắc khỏe và bị lung lay

Với người trưởng thành khi răng bị lung lay và chân răng không còn đủ mạnh. Thì việc mài cùi răng để thực hiện bọc răng sứ. Có thể làm cho tình trạng của chân răng trở nên yếu hơn. Vì vậy, trong tình huống này, quyết định tốt nhất là bạn không nên bọc răng sứ.

Chỉ còn chân răng

Các tình huống khi răng bị gãy vỡ do va chạm mạnh. Hoặc bị ảnh hưởng bởi các vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe răng miệng. Cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định không nên bọc răng sứ. 

Nếu răng bị sứt mẻ với diện tích nhỏ thì bác sĩ có thể xem xét tiến hành phương pháp bọc răng sứ như thông thường. Tuy nhiên, trong trường hợp răng bị mất hoặc chỉ còn lại một phần rất nhỏ của chân răng. Cần xem xét các phương pháp khác như làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant trước khi thực hiện bọc răng sứ.

Bệnh nhân có các vấn đề về sức khỏe khác

Nếu bệnh nhân mắc số bệnh lý như bệnh về tim mạch. Sự khó đông của máu hoặc mắc chứng động kinh. Bác sĩ cũng đưa ra khuyến nghị rằng không nên bọc răng sứ thẩm mỹ. Quá trình bọc răng sứ liên quan đến việc sử dụng gây tê và mài cùi răng. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những người bệnh trong trường hợp này.

Ngoài ra, các bà mẹ đang mang thai hoàn toàn không được. Trong thời gian mang thai, cơ thể của người mẹ đang trải qua những thay đổi nhạy cảm. Do đó, việc can thiệp đến vùng miệng cần được hạn chế tối đa để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Người dưới 17 tuổi không nên bọc răng sứ

Trẻ em dưới 17 tuổi cũng không nên bọc răng sứ. Đặc biệt khi cả xương và răng của họ chưa phát triển hoàn toàn. Răng trẻ còn yếu chưa đủ cứng cáp để chịu quá trình mài cùi răng. Và điều này có thể ảnh hưởng đến buồng tủy dẫn đến vấn đề gây hại sức khỏe của răng và xương. 

Hy vọng với những gì mà Đông A chia sẻ vừa qua có thể giúp bạn có thêm kiến thức về phương pháp bọc răng sứ. Có một số trường hợp tuyệt đối không nên bọc răng sứ mà bạn cần phải lưu ý. Để bảo vệ sức khỏe của mình và tránh những hệ lụy không cần thiết. Tốt nhất bạn nên tới gặp nha sĩ và phòng khám uy tín. Để được thăm khám và đề xuất phương pháp điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Đông A. Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!