Thông Tin Hữu Ích

Hãy Làm Theo Cách Này Khi Chiếc Mắc Cài “Lạc Trôi” Vào Bụng

nuốt mắc cài

Nếu bạn đang là dân niềng răng với mong muốn sở hữu một hàm răng đều đặn, thẳng tắp đầy tính thẩm mỹ, nhưng lại chẳng may vô tình nuốt luôn chiếc mắc cài vào trong bụng thì bài viết này chính là dành cho bạn. Trong nội dung hôm nay, Nha Khoa Đông A sẽ chia sẻ cho các bạn tất tần tật câu chuyện về chiếc mắc cài từ tác hại đến phương pháp xử lý và đề xuất phòng tránh khi bạn nuốt mất một chiếc mắc cài thật sự vào bụng, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Mắc cài là gì mà lại chẳng may có thể “lạc trôi” vào bụng?

Chắc hẳn bất kỳ dân niềng răng nào cũng đã quá quen thuộc với chiếc mắc cài rồi nhỉ. Mắc cài là một loại dung cụ, chi tiết nha khoa được các nha sĩ gắn trực tiếp lên bề mặt răng của chúng ta để tạo lực và dịch chuyển các răng về đúng vị trí cần thiết khi tiến hành niềng răng. 

 

Hiện nay trên thị trường nha khoa có 2 loại mắc cài cơ bản là mắc cài sứ và mắc cài thép. Về cơ bản, mắc cài thường được buộc chun vào răng hoặc áp dụng cơ chế tự buộc thông minh. Nếu bạn thực hiện quá trình niềng răng ở các cơ sở nha khoa uy tín, tình trạng mắc cài rơi ra hầu như không thể xảy ra.

Nuốt mắc cài dẫn đến những nguy cơ, hậu quả gì?

nuốt mắc cài

Nuốt mắc cài có thể gây viêm nhiễm khoang miệng của bạn

Mắc cài thường được thiết kế theo hình vuông và có nhiều góc nhọn, khi nuốt phải mắc cài, các góc nhọn này có thể va chạm với các mô trong khoang miệng và gây ra vết thương hở. Chúng ta cần phải biết rằng, vết thương hở trong khoang miệng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc viêm nhiễm khoang miệng, viêm nhiễm nướu hay nặng hơn là bệnh viêm nha chu vô cùng phổ biến hiện nay. 

Nuốt mắc cài có thể gây tổn thương vật lý lên dạ dày

Cả hai loại mắc cài trên thị trường hiện nay đều được làm từ những vật liệu cứng, với khả năng chịu lực và độ bền rất cao. Chính vì vậy sau khi xuống được khoang dạ dày của cơ thể và bị các thành dạ dày co bóp, mắc cài không những không bị tiêu hóa mà còn gây vết thương hở, tổn thương vật lý lên bề mặt dạ dày. Đây là một trong những trường hợp vô cùng nguy hiểm, vì nếu không có các biện pháp xử lí kiểm thời, với mức độ tổn thương lớn, mắc cài có thể khiến bạn xuất huyết dạ dày.

Nuốt mắc cài có thể làm thủng đường ruột

Giả sử chiếc mắc cài bạn nuốt vào thuận lợi đi qua khỏi khu vực dạ dày, vậy thì chúng vẫn sẽ gây tổn thương cho bạn ở phần ruột trước khi bị đào thải ra khỏi cơ thể. Đường ruột của con người nhỏ, hẹp và dài hơn dạ dày, tạo cơ hội cho mắc cài tiếp xúc thành ruột và rạch ra các vết thương hở trên đó do các cạnh sắc nhọn Thậm chí trong trường hợp nguy hiểm, mắc cài có thể đâm thủng đường ruột của chúng ta. 

 

Những trường hợp nghiêm trọng như vậy, chúng ta thường rất dễ nhận biết với cơn đau đớn ở vùng bụng dưới, bài tiết ra máu, sốt cao,… 

Nuốt mắc cài làm chậm trễ thời gian niềng răng của bạn

Trong tất cả những tác hại khi nuốt mắc cài, đây có lẽ là ảnh hưởng nhẹ nhất. Việc nuốt mắc cài khiến răng không còn điểm cố định lực để di chuyển, chính vì vậy quá trình niềng răng sẽ xem như bị dừng đột ngột, gây mất thời gian, chi phí và làm chậm trễ quá trình điều trị răng miệng của bạn.

Cần làm gì khi mắc cài chẳng may “lạc trôi” vào bụng?

Khi chiếc mắc cài lỡ “lạc trôi” vào bụng, việc trước hết chúng ta cần làm là giữ bình tĩnh và không được có những hành động như móc họng để nôn, ói mắc cài ra ngoài. Cách này không chỉ không hiệu quả mà còn khiến mắc cài tiếp xúc và làm tổn thương các bộ phận thuộc hệ tiêu hóa của chúng ta nhiều hơn. Khi chúng ta cố gắng ép mắc cài ra bằng con đường nó đã vào trước đó, chiếc mắc cài sẽ bị co bóp giữa các cơ mềm trong hệ tiêu hóa, những đầu góc sắc nhọn sẽ có khả năng chạm vào và rạch ra các vết thương nhiều hơn. Hơn hết việc nôn/ ói một chiếc mắc cài nhỏ ra ngoài sẽ rất khó khăn thay vì để chúng tự nhiên đào thải theo hệ bài tiết của cơ thể.

 

Một bữa ăn với thật nhiều rau, xơ và vitamin sẽ giúp giảm sự tiếp xúc của mắc cài đối với thành dạ dày đáng kể. Sau khi bình tĩnh và xác định bạn không bị đau rát bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, hãy nạp cho mình thật nhiều rau và xơ. Hai thành phần này có tác dụng làm “ổ đệm” tạm thời cho chiếc mắc cài, ngăn không cho chiếc mắc cài tiếp xúc với các phần mềm trong cơ thể. Đồng thời rau, xơ còn có khả năng hỗ trợ việc đào thải mắc cài ra ngoài theo cách tự nhiên bằng hệ bài tiết dễ dàng và nhanh chóng hơn mà vẫn hạn chế được các tổn thương đáng kể.

 

Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp đối với những người không có triệu chứng gì và mắc cài thuộc loại nhỏ, bo cạnh hay được làm từ vật liệu không quá cứng và sắt bén. Những trường hợp sau khi nuốt phải mắc cài niềng răng và bạn có các dấu hiệu như đau, rát họng, khoang miệng, dần dần sốt cao, đau các vùng thuộc hệ tiêu hóa, nhức nhối ở dạ dày, quặn thắt bụng dưới,… bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện để tiến hành chụp X quang và phẫu thuật, lấy mảnh mắc cài ra ngoài sau đó điều trị hồi phục cho các mô mềm bị tổn thương trong cơ thể. Đó là cách duy nhất, không còn bất kì một biện pháp nào khác, hãy để những bác sĩ có kinh nghiệm và kiến thức giúp bạn.

 

Sau khi lấy được mắc cài ra khỏi cơ thể và hồi phục khá tốt các tổn thương một cách ổn định, bạn có thể đến trung tâm nha khoa để được gắn lại mắc cài mới, tiếp tục quá trình niềng răng thẩm mỹ của bản thân trước đó.

Làm thế nào để phòng tránh trường hợp bất cẩn nuốt phải mắc cài?

nuốt mắc cài

Để hạn chế và phòng tránh tình trạng nuốt mắc cài, bạn cần lưu ý hết những chia sẻ của Nha Khoa Đông A ngay sau đây.

  • Không ăn, nhai những loại thực phẩm quá cứng, quá dẻo, dai, các loại đồ ăn khô khan như kẹo dẻo, kẹo cao su, lương khô,…vì chúng có thể làm bong, rớt mất mắc cài đính trên bề mặt răng của bạn.
  • Không ăn thức ăn chứa tính Axit cao bao gồm cam, chanh,… Bạn có thể vắt nước để uống nhưng nhớ súc miệng thật kỹ sau khi dùng vì Axit trong các loại thực phẩm này dễ bào mòn men răng, gây thay đổi cấu hình răng và tạo điều kiện cho mắc cài bị lệch, bung ra bất cứ lúc nào.
  • Bạn nên nhai chậm, nhai kỹ trong bất kì bữa ăn nào, kể cả ăn phụ, ăn vặt. Việc nhai kỹ vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, vừa giảm thiểu khả năng thức ăn cọ xát hay móc vào mắc cài.
  • Hãy tập cách đánh răng theo đúng chế độ dành cho người niềng răng, như vậy bạn có thể bảo vệ mắc cài tốt hơn, giảm tác động lên răng và giữ cho cả mắc cài và răng được vững chắc.

 

Nếu chẳng may bạn nuốt một chiếc mắc cài vào bụng, đừng quá hoảng hốt mà hãy làm theo đúng chỉ dẫn Nha Khoa Đông A đã đề xuất phía trên. Những cách xử lý đúng đắn sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa tổn thương, giữ vững tinh thần và có những quyết định, giải pháp phù hợp sau đó đấy! Còn rất nhiều những bài chia sẻ kiến thức nha khoa vô cùng bổ ích khác, các bạn có thể tham khảo tại Website https://nhakhoadonga.vn/. Chúc các bạn luôn có một nụ cười rạng rỡ cho một ngày đầy năng lượng nhé!