Lấy tuỷ răng hay còn gọi là điều trị tủy, là kỹ thuật nha khoa phổ biến được áp dụng cho nhiều trường hợp bị tổn thương nặng, như sứt mẻ, vỡ nứt,… Ngoài ra, một số người lo lắng khi gặp phải tình trạng sưng tấy. Vậy, đây có phải là triệu chứng đáng lo?
Tại sao phải lấy tủy răng?
Tủy răng là phần mô mềm nằm trong ống tủy, chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết, có vai trò nuôi dưỡng và bảo vệ răng. Có nhiều lý do khiến bạn cần phải lấy tủy răng, bao gồm:
- Sâu răng nặng: Khi sâu răng lan đến tủy răng, gây ra các triệu chứng như đau nhức dữ dội, ê buốt, nhạy cảm với thức ăn nóng/lạnh,… Lấy tủy sẽ giúp loại bỏ phần tủy bị tổn thương, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng và bảo tồn răng.
- Viêm tủy: Viêm tủy có thể do nhiều nguyên nhân như chấn thương răng, mòn men răng, hoặc do sâu răng không được điều trị kịp thời. Viêm tủy gây ra các triệu chứng như đau nhức dữ dội, sưng tấy. Thậm chí có thể dẫn đến áp xe răng. Lấy tủy là phương pháp điều trị hiệu quả để loại bỏ tủy bị viêm và bảo tồn răng.
- Răng bị vỡ nứt: Răng bị vỡ nứt nặng có thể ảnh hưởng đến tủy răng. Dẫn đến đau nhức và nguy cơ nhiễm trùng. Lấy tủy sẽ giúp bảo vệ răng và ngăn ngừa các biến chứng sau này.
- Nhu cầu thẩm mỹ: Trong một số trường hợp có thể được thực hiện để phục vụ nhu cầu thẩm mỹ. Ví dụ như khi cần tẩy trắng răng nội nha.
Điều trị lấy tủy
Nguyên nhân sưng sau khi lấy tủy răng
- Phản ứng viêm tự nhiên: Sau khi lấy tủy, cơ thể sẽ có phản ứng viêm nhẹ để bảo vệ khu vực điều trị. Đây là hiện tượng bình thường và thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Các triệu chứng bao gồm: sưng tấy nhẹ, đau nhức, nướu hơi đỏ. Mức độ sưng tấy và đau nhức có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào cơ địa và mức độ tổn thương của răng
- Nhiễm trùng: Nếu kỹ thuật lấy tủy không được thực hiện đúng cách hoặc dụng cụ không được khử trùng kỹ lưỡng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống tủy và gây ra nhiễm trùng. Nhiễm trùng cần được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh hoặc thậm chí là phải lấy tủy lại.
- Tổn thương nướu: Trong quá trình lấy tủy, nướu có thể bị tổn thương nhẹ dẫn đến sưng tấy, tổn thương nướu thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu sưng tấy kéo dài hoặc có các triệu chứng khác như chảy máu, đau nhức, bạn nên đến gặp nha sĩ để được kiểm tra.
- Chấn thương: Nếu bạn cắn hoặc nhai mạnh vào răng sau khi lấy tủy, có thể dẫn đến sưng tấy. Chấn thương có thể làm tổn thương nướu, dây chằng nha chu hoặc thậm chí là gãy răng.
Xưng sau lấy tủy có nghiêm trọng không?
Sau khi lấy tủy, bạn có thể cảm thấy ê buốt trong vòng 24 giờ. Đây là triệu chứng bình thường do sự kích thích của tủy răng. Cảm giác ê buốt sẽ dần dần biến mất.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau nhức dữ dội sau 24 giờ hoặc đau nhức kéo dài hơn vài ngày, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, như nhiễm trùng hoặc sót tủy. Sưng nướu nhẹ sau khi lấy tủy là bình thường.
Tuy nhiên, nếu sưng tấy nhiều, kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau nhức, chảy mủ, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu bạn cảm thấy nhai không thoải mái sau khi lấy tủy, hãy đến gặp nha sĩ để điều chỉnh mão răng hoặc trám bít.
Việc theo dõi cẩn thận là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn. Vì vậy nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi lấy tủy, hãy liên hệ ngay với nha sĩ để được kiểm tra và điều trị.
Xưng có nghiêm trọng đến sức khoẻ không?
Cách xử lý nướu bị sưng lấy tủy răng
Sưng đau sau khi chữa tủy là vấn đề khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà cần có biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Đầu tiên, bạn cần đến nha khoa uy tín để được thăm khám, đây là bước quan trọng nhất để xác định nguyên nhân gây sưng đau và có phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ chụp X-quang và kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng của bạn.
Tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Với các trường hợp có thể phục hồi răng. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị lại phần tủy răng, trám bít ống tủy để đảm bảo kín khít. Sau đó tiến hành bọc răng sứ để khôi phục hình dáng, chức năng ăn nhai và bảo vệ răng hiệu quả.
Với các trường hợp răng bị thủng sàn tủy hoặc chóp tủy. Khi đó cần phải nhổ chiếc răng hỏng đi để ngăn ngừa biến chứng. Đồng thời, bạn nên trồng lại răng để phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Sau khi lấy tủy cần chăm sóc như thế nào?
Để răng hồi phục tối ưu sau khi lấy tủy. Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các nguyên tắc cần lưu ý:
Sau khi lấy tuỷ cần chăm sóc như thế nào?
Tiếp nạp đa dạng các nhóm thực phẩm:
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và thể trạng tốt. Để có một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất. Và năng lượng thông qua việc tiếp nạp đa dạng các nhóm thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, chất béo,…Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và thể trạng tốt. Để có một cơ thể khỏe mạnh. Chúng ta cần cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và năng lượng thông qua việc tiếp nạp đa dạng các nhóm thực phẩm.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Canxi là thành phần quan trọng giúp răng chắc khỏe. Sau khi lấy tủy răng, răng có thể trở nên yếu hơn và dễ gãy hơn. Do đó, bạn cần bổ sung đầy đủ canxi để tăng cường sức khỏe cho răng. Sữa, sữa chua, phô mai, rau lá xanh, hạnh nhân… là những nguồn cung cấp canxi dồi dào, giúp răng chắc khỏe.
Uống đủ nước
Nước lọc đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm cho khoang miệng. Hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Chọn thức ăn mềm, dễ nhai
Răng sau khi lấy tủy yếu hơn so với răng bình thường, dễ vỡ, giòn và khô. Do đó, bạn nên ăn thức ăn mềm, tránh nhai trực tiếp vào vị trí răng mới điều trị tủy.
Hạn chế thức ăn và đồ uống có hại cho răng:
Nước đá lạnh và thức ăn quá nóng có thể ảnh hưởng đến răng sau khi lấy tủy răng. Tránh ăn uống cùng lúc thức ăn có nhiệt độ chênh lệch quá nhiều để hạn chế sốc nhiệt. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế thức ăn và đồ uống có vị chua, ngọt và rượu, bia, thuốc lá.
Vệ sinh răng miệng:
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giúp răng sau khi lấy tủy răng phục hồi nhanh chóng. Bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Chải răng hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám kẽ răng. Và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng sau khi ăn.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên. Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc sưng tấy sau khi lấy tủy răng. Và mức độ nghiêm trọng của nó. Hãy nhớ rằng, việc theo dõi và chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi lấy tủy là vô cùng quan trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây sau khi lấy tủy răng, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ điều trị hoặc đến ngay Nha Khoa Đông A để được xử lý kịp thời nhé!