Chăm sóc răng miệng là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng chưa có nhiều người thực sự hiểu và chăm sóc đúng cách. Một nguyên tắc thường bị lãng quên là phải thường xuyên và đều đặn thăm khám định kỳ. Để kịp thời phát hiện vấn đề với răng miệng. Tình trạng bị thiếu Flour hiện nay rất phổ biến đã gây ảnh hưởng tới sức răng miệng. Để ngăn ngừa được tình trạng này xảy ra, bạn cần hiểu rõ về Flour và vai trò của nó trong ngăn ngừa sâu răng.
Tìm hiểu về Fluor
Flour là nguyên tố hóa học. Một trong những loại khoáng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Chứa trong các loại thực phẩm và nước.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, Flour có tác dụng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả vì có thể tái khoáng men răng. Vì vậy, người ta đã nghiên cứu và đưa vào kem đánh răng như một trong những thành phần quan trọng nhất. Nghiên cứu này được đánh giá là 1 trong 10 thành tựu y tế cộng đồng của thế kỷ XX.
Hiện nay, trên thế giới có hơn 60 quốc gia sử dụng nước tối ưu có chứa thành phần Flour vì những lợi ích tuyệt vời mang lại cho sức khỏe. Tại Việt Nam, nước có nồng độ Flour thấp hơn so với mức tiêu chuẩn. Do đó, kem đánh răng có Flour hoặc nước súc miệng là không thể thiếu để vệ sinh răng miệng hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết răng thiếu Flour
Thiếu men răng phần lớn là do thiếu hụt Canxi và Flour gây nên. Chính vì thế, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để biết khi nào cần bổ sung Flour cho răng.
– Men răng của bạn mỏng và mềm, dễ bị lộ ra lớp ngà và dễ bị vỡ.
– Thân răng bị đổi màu dần từ màu trắng ban đầu sang màu vàng trắng và nâu.
– Lớp men có vằn ngang trên bề mặt và có nhiều đốm trắng.
– Do giang mai bẩm sinh nên thiểu sản men: đặc trưng là 2 răng cửa trên bị lệch hướng và có bờ lõm hình bán nguyệt.
– Trên mặt thân răng xuất hiện vệt lõm.
Vì sao Flour giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả?
Flour giúp cho răng chắc khỏe để chống lại vi khuẩn sâu răng do tác dụng khoáng men răng của nó. Kết hợp cùng với Canxi để tái tạo, làm cứng và chắc lớp men răng để ngăn ngừa sâu răng. Từ đó, những mảng bám vi khuẩn, vôi răng và đường trong khoang miệng dần được loại bỏ.
Ngoài ra, người ta dùng Flour để phòng ngừa sâu răng sớm. Bởi tạo thành lớp men răng vững chắc nhằm bảo vệ, ngăn chặn việc khử khoáng men răng do các axit từ thức ăn và đồ uống gây ra.
Ở trẻ em dưới 6 tuổi, Flour rất cần thiết cho cơ thể. Vì có tham gia trực tiếp vào sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Flour làm trở ngại việc khử khoáng do axit ở răng nên rất có lợi cho răng miệng của trẻ.
Bên cạnh đó, Flour làm gián đoạn quá trình sản sinh ra chất axit trên răng của trẻ em và người lớn. Đồng thời cũng giúp tăng tốc độ tái khoáng cho răng.
Do đó, trong độ tuổi từ 6 tháng – 16 tuổi là khoảng thời gian quan trọng để bé tiếp xúc với Flour. Thời gian này được cho là quan trọng vì có sự chuyển tiếp giữa răng vĩnh viễn và răng sữa.
Một số nghiên cứu gần đây lại cho rằng việc sử dụng Flour từ kem đánh răng, nước súc miệng là rất cần thiết trong cuộc chiến chống lại sâu răng và phát triển sức khỏe răng miệng.
Khi nào cần bổ sung Flour?
Cần phải bổ sung Flour cho những người có nhiều nguy cơ sâu răng. Điển hình thường gặp ở người bị khô miệng, bệnh này được gây ra bởi các bệnh như hội chứng Sjogren. Người đang sử dụng thuốc như: thuốc kháng histamin, thuốc dị ứng, thuốc huyết áp… và những người dễ bị sâu răng khi điều trị tia xạ vùng đầu cổ.
Một số người gặp tình trạng thiếu nước bọt khiến acid không được rửa sạch. Và các mảng bám thức ăn không được loại bỏ nên nguy cơ sâu răng càng cao.
Ngoài ra, căn bệnh nướu răng (viêm nướu răng) dễ làm tăng nguy cơ sâu răng ở chân và thân răng. Vì dễ tiếp xúc với vi khuẩn. Những người thực hiện biện pháp phục hình răng cũng dễ khiến cho sâu răng xâm nhập. Chẳng hạn như: mão răng, cầu hoặc niềng răng… Điều này làm tăng nguy cơ sâu răng. Do cấu trúc răng nằm bên dưới hoặc quanh các thiết bị chỉnh hình răng không được làm sạch hiệu quả.
Vì vậy, bổ sung Flour thông qua thực phẩm, kem đánh răng sẽ ngăn chặn được những vấn đề về răng miệng. Nước súc miệng cần được dùng với hàm lượng thấp để ngăn ngừa sâu răng. Trong trường hợp cần sử dụng Flour với nồng độ cao thì phải có sự chỉnh định của bác sĩ nha khoa.
Ở phòng nha, nha sĩ có thể bôi dạng bọt, sơn hoặc gel, vecni lên răng của bạn. Các phương pháp này có hàm lượng Flour cao hơn so với bình thường. Còn vecni được sơn trên răng của bạn, dạng bột đưa vào và giữ trong khoang miệng từ 1 – 4 phút. Dạng gel được áp dụng thông qua một máng nhai hoặc có thể được phết lên răng.
Cách bổ sung Flour cho răng miệng
Đối với cách bổ sung Flour dùng toàn thân
Đây là cách an toàn cho răng miệng và được nha sĩ khuyến cáo bệnh nhân sử dụng nhiều nhất. Bằng cách bổ sung Flour thông qua sự hấp thụ trực tiếp vào cơ thể qua đường tiêu hóa là cách bổ sung cho răng miệng dùng toàn thân. Nói cách khác, bạn có thể sử dụng nước uống, nước muối, các loại thực phẩm chứa Flour. Hoặc thuốc Flour có dạng viên hoặc dạng nước.
Bằng cách làm này, Flour ngấm dần vào cơ thể và thấm vào răng giúp men răng được bồi đắp. Nhưng cần lưu ý đối với cách thức này, bệnh nhân chỉ nên áp dụng một phương pháp nhất định. Chứ không nên sử dụng quá nhiều phương pháp trong một thời điểm. Vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng của bạn.
Đối với cách bổ sung Flour dùng tại chỗ
Cách này được xem là đơn giản nhất. Vì chỉ cần bôi kem chứa dưỡng chất Flour trực tiếp lên trên bề mặt răng miệng. Sản phẩm thông dụng được áp dụng nhiều nhất là thông qua việc đánh răng, súc miệng mỗi ngày với các loại nước súc miệng chứa Flour.
Vệ sinh răng miệng như thế nào với Flour?
Một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng kem đánh răng có chứa Flour để vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn.
- Nên dùng nước súc miệng có chứa Flour 1 lần/ tuần.
- Bạn nên tuân thủ khi dùng nước súc miệng Flour theo chỉ dẫn: dùng đúng thời gian, không pha loãng với nước.
- Kem đánh răng có chứa Flour không nên dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.
Các bạn cũng nên thực hiện chăm sóc răng miệng theo các bước sau đây để đem lại hiệu quả cao và ngăn ngừa sâu răng.
Bước 1: Chải răng
Bạn cần lấy một lượng kem vừa đủ cho lên bàn chải đánh răng có lông mềm mại và kích thước phù hợp với răng của bạn.
Bắt đầu dùng bàn chải và chuyển động để làm sạch các mặt răng. Từ mặt bên trong đến mặt bên ngoài, mặt nhai thức ăn. Một điều tuyệt đối không nên làm là chải răng theo chiều ngang. Vì dễ làm mất khoáng men răng và mài mòn răng theo thời gian.
Dúng nước sạch để súc miệng. Rửa thật kỹ bàn chải dưới nước sạch để đánh bay vi khuẩn bám vào bàn chải. Và 3 tháng/lần nên thay bàn chải là tốt nhất.
Lưỡi cũng cần được quan tâm khi vệ sinh răng miệng. Vì nơi đây chứa các vi khuẩn gây hôi miệng. Dùng dụng cụ vệ sinh chải lưỡi để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn bám trên lưỡi của bạn.
Bước 2: Sử dụng chỉ nha khoa
Bạn lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30 – 40cm. Và từ từ cuốn vào 2 ngón trỏ. Bạn chà nhẹ qua từng khe của răng, nướu. Và chuyển động lên xuống để loại bỏ mảng bám cứng đầu.
Các nha sĩ khuyên bạn không nên dùng tăm vì không vệ sinh. Và dễ tạo ra khoảng hở cho răng. Thậm chí dễ dẫn đến những bệnh về răng miệng.
Bước 3: Dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý
Ngậm dung dịch nước súc miệng trong vòng 30 giây. Hoặc nếu bạn dùng nước muối thì thời gian nên lâu hơn khoảng 2 – 3 phút để đạt được hiệu quả tối đa. Nước súc miệng là một nhân tố quan trọng không kém so với kem đánh răng. Để bạn ngăn ngừa sâu răng và chăm sóc răng miệng tốt.
Ngoài ra, bạn nên thăm khoa nha khoa tổng quát định kỳ để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường trong răng miệng để điều trị.
Flour thật sự cần thiết nếu bạn mong muốn có hàm răng chắc khỏe và sáng bóng. Trong thực phẩm hàng ngày, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm như tôm, cua, nho khô, trà đen,.. Và kết hợp vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Hy vọng bài viết này của NhakhoaDongA sẽ giúp bạn hiểu về Flour và có biện pháp vệ sinh răng miệng giúp duy trì vẻ đẹp của hàm răng bạn.