Ngày nay, răng miệng là một trong những vấn đề được mỗi chúng ta quan tâm hàng đầu. Và trong đó có một vấn đề khá nhức nhối gây phiền toái đến các bệnh nhân. Chính là việc sưng lợi trong cùng.
Nhưng ít ai biết được vì sao lại xảy ra tình trạng này. Nó có nguy hiểm không ? Cách khắc phục và điều trị ra sao? Thì hôm nay, Nha Khoa Đông A sẽ giúp bạn tìm hiểu về nó để khi gặp phải sẽ không phải bỡ ngỡ mình nên làm gì nhé!
Sưng lợi trong cùng là gì?
Sưng lợi trong cùng hay còn gọi là viêm nướu trong cùng là bệnh lý răng miệng. Thường gây đau nhức, sưng tấy, khó chịu. Cản trở đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Sưng lợi trong cùng có nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều cách để giảm thiểu tình trạng này.
Sưng lợi trong cùng xảy ra ở đâu?
Tình trạng sưng lợi bên trong có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới. Tình trạng nghiêm trọng nhất là nướu bị viêm và sưng tấy ở mặt ngoài 2 bên má. Nó ảnh hưởng đến quá trình nhai thức ăn vì khi nhai sẽ rất đau và ê buốt.
Các nguyên nhân dẫn đến sưng lợi trong cùng
Viêm nướu răng
Một trong những nguyên nhân đầu tiên có thể bị sưng lợi trong cùng chính là do viêm nướu hay viêm nha chu. Nó xảy ra tình trạng này là hậu quả của việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Và các mảng bám trên răng không được loại bỏ. Dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập hình thành và phát triển ngày càng nhiều.
Do nằm ở vị trí bên trong cùng nên mô nướu và răng rất khó để có thể làm sạch hoàn toàn. Chính vì vậy đây là môi trường cực kì thuận lợi để vi khuẩn nhân lên, tiết ra độc tố làm nướu răng viêm, sưng đỏ. Nặng hơn là kèm thêm tình trạng mưng mủ gây ra một cảm giác không hề dễ chịu.
Mọc răng khôn (răng số 8)
Cảm giác mọc răng khôn chắc ai cũng trải qua và hiểu được nó gây ra cảm giác đau nhói như thế nào? Nhưng việc sưng lợi trong cùng sẽ xảy ra trong quá trình mọc răng khôn.
Tuy nhiên, đừng lo lắng quá tình trạng này sẽ tự hết chỉ sau 2-3 ngày nếu răng khôn của bạn mọc thẳng. Đối với trường hợp chiếc răng khôn của bạn mọc lệch bên thì mô nướu xung quanh thường bị cộng hưởng. Và có xu hướng sưng tấy lên kèm đau nhức.
Trong trường hợp răng số 8 mọc lệch, mọc ngang hoặc mọc ngầm dưới nướu thì triệu chứng sưng lợi này có thể sẽ tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài. Để giải quyết tình trạng này, bạn phải đến ngay nha khoa để nhổ răng khôn.
Đồng thời, tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Tránh gây ra các tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng đến xương hàm và chèn ép làm chiếc răng số 7 kế bên bị lung lay.
Sâu răng
Việc sâu răng ở vùng trong cùng chủ yếu là do răng số 8 mọc kẹt hoặc mọc ngang, đâm thẳng vào răng số 7. Nên từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng thức ăn bị nhồi nhét và làm sâu răng.
Do ở trong cùng, nên việc sâu răng diễn ra một cách hết sức âm thầm, làm chúng ta không phát hiện sớm. Đến khi bệnh nhân đau nhức lên và đến khám thì chiếc răng số 7 đã bị sâu ăn rất to. Nếu tình trạng răng bị nặng buộc phải trám răng lấy tủy. Hoặc thậm chí đã nhiễm trùng nhiều, lung lay thì đành phải nhổ răng.
Cách chăm sóc sưng lợi trong cùng tại nhà bạn nên biết
Điều quan trọng, bạn phải chăm sóc lợi bị sưng một cách nhẹ nhàng và thật cẩn thận. Sau đây là một số cách giúp bạn chăm lợi bị sưng trong cùng tại nhà:
– Phải thường xuyên đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng và nướu nhẹ nhàng. Răng và nướu khi được làm sạch, sẽ bớt đau và sưng hơn. Tuy nhiên khi thực hiện, bạn cần cẩn thận và nhẹ tay để tránh làm kích ứng nướu.
– Súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp khoang miệng của bạn loại bỏ được nhiều vi khuẩn bên trong và giảm tình trạng sưng .
– Hạn chế sử dụng các chất gây kích ứng cho răng miệng như đồ uống có cồn và thuốc lá ngoài ra cũng trành dùng cà phê, trà trong giai đoạn này.
– Chườm đá lên má ngoài vị trí đau nhức nhiều lần trong khoảng 15-20 phút sẽ giúp kích thích lên dây thần kinh cảm giác và giúp giảm cơn đau nhức khá nhanh.
– Chườm nóng thực hiện tương tự như chườm lạnh sẽ mang lại hiệu quả cao khi bạn bị sưng lợi.
– Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau nhức lợi nhưng bạn nên đi đến nha khoa hoặc bệnh viện răng hàm mặt gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp chữa trị phù hợp.
Điều trị tình trạng bị sưng lợi trong cùng tại nhà
Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là bạn nên đi nha khoa để khám. Cũng như biết được nguyên nhân do đâu bị sưng lợi trong cùng. Tuy nhiên nếu bạn quá bận không có nhiều thời gian để đi khám thì cũng có thể tham khảo một số cách dưới đây. Sẽ giúp bạn giảm đau trong quá trình bị sưng lợi trong cùng.
Uống nước gừng ấm
Gừng là một trong những gia vị làm nên bữa ăn tuyệt hảo cho mỗi gia đình. Và trong Đông y cũng vậy, gừng có tính nhiệt, vị cay nồng, mùi thơm. Thường được dùng để điều trị giảm ho hay một số bệnh khác, trong đó có việc giảm viêm nhiễm.
Gừng có tính sát khuẩn, chống viêm rất cao và có thể giúp điều sưng lợi trong cùng hiệu quả. Theo một số nghiên cứu hiện đại, hoạt chất Zingerone và Gingerol trong gừng có thể ức chế prostaglandin – chất trung gian kích thích phản ứng viêm ở mô nướu.
Bạn cần chuẩn bị một củ gừng tươi cạo sạch vỏ rồi rửa thật kỹ với nước. Sau đó, bạn thái gừng thành từng lát mỏng cho vào ấm đun với nước. Mỗi ngày bạn nên dùng nước gừng 2 – 3 lần, dùng đều đặn hằng ngày để giảm tình trạng đau nhức và sưng lợi trong cùng. Bạn có thể áp dụng nếu đang đi công tác xa hoặc không tiện đến nha khoa thăm khám.
Sử dụng chanh và muối
Chanh là loại quả chứa rất nhiều acid và vitamin C giúp kháng lại vi khuẩn, tiêu viêm nướu, giảm sưng lợi trong cùng. Và có khả năng sát trùng răng miệng, điều trị viêm nướu. Còn muối mang tính sát khuẩn, loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh.
Sự kết hợp của hai loại nguyên liệu này sẽ tạo ra một cách chữa sưng lợi trong cùng thật hiệu quả. Bạn cần lấy nước cốt chanh và pha thêm một ít muối. Sau đó sử dụng tăm bông để chấm hỗn hợp này vào chỗ lợi bị sưng.
Xem thêm:
Điều trị sưng lợi trong cùng tại trung tâm nha khoa
Khi thăm khám tại các nha khoa, bác sĩ sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bạn bị sưng lợi và có biện pháp chữa trị. Như lấy cao răng điều trị viêm nướu.
Xem thêm: Lấy Vôi Răng Có Đau Không?
Điều tiên quyết để điều trị sưng lợi trong cùng là loại bỏ những tác nhân gây viêm là mảng bám cao răng và vi khuẩn gây bệnh. Do đó, khi điều trị tại nha khoa thì bác sĩ tiến hành cạo cao răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Và từ đó thì lợi sẽ dần hồng hào, khỏe mạnh trở lại. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn đã tiến triển thành viêm nha chu thì sẽ phải can thiệp một số tiểu phẫu như ghép vạt lợi, ghép xương.
Sau khi làm khoang miệng của các bạn trở nên sạch sẽ thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật răng. Tùy theo trường hợp của các bệnh nhân, một số trường hợp phải tiến hành điều trị sau đây:
Nhổ răng khôn
Nếu nguyên nhân nhân gây ra việc sưng lợi trong cùng là do chiếc răng khôn mọc lệch của bạn. Nó sẽ gây chèn ép các răng lân cận hoặc răng sâu. Bác sĩ sẽ đề nghị nhổ bỏ để tránh gây hư tổn thêm.
Điều trị tủy răng
Phương pháp này giành cho những bệnh nhân sâu răng, tủy bị viêm, tủy chết. Bác sĩ sẽ tiến hành mở tủy, làm sạch và tạo hình lại các ống tủy. Sau đó bơm rửa sạch nhiễm trùng, băng thuốc nhiều lần và cuối cùng bà trám bít ống tủy
Nhổ răng sâu
Với những trường hợp răng bị sâu nặng, gây hư hại nghiêm trọng và không còn khả năng hồi phục. Thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng, vệ sinh khoang miệng. Để khắc phục tình trạng sưng lợi trong cùng của bạn.
Bị sưng lợi trong cùng cực kì nguy hiểm. Nó gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn rất nhiều. Đặc biệt là trong vấn đề ăn uống.
Chính vì thế bạn nên chú ý hơn. Khi thấy mình bị sưng lợi trong cùng thì hãy đi khám bác sĩ hoặc áp dụng những cách giảm sưng đau tại nhà. Và bạn cũng đừng quên điều chỉnh lại việc vệ sinh răng miệng hằng ngày của mình nhé! Ngoài ra, để đảm bảo cho răng được chắc khỏe và không bị sưng lợi trong cùng bạn nên đi đến nha khoa kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần.