Nha chu là gì?
Nha chu bao gồm các bộ phận sau: nướu, dây chằng, xương ổ răng,… Có nhiệm vụ chính là nâng đỡ và giữ cho răng cố định chắc chắn vào xương hàm. Khi răng khỏe tốt nướu sẽ có màu hồng nhạt, ôm sát vào răng. Chúng có tác dụng giống như một tấm chắn, phòng ngừa và ngăn chặn không cho vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác xâm nhập, tấn công vào các mô nha chu nằm bên dưới. Đồng thời phần dây chằng, xương ổ răng sẽ có tác dụng giữ cho chân răng được cố định và vững chắc hơn.
Viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu là thuật ngữ dùng trong y khoa chỉ sự viêm nhiễm trên diện rộng của các mô nha chu, bắt đầu từ nướu răng và lây lan dần dần xuống các cấu trúc nằm bên dưới. Về lâu dài nướu sẽ không còn đủ khỏe mạnh để có thể bám chắc ôm sát vào răng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào và làm hư hỏng cấu trúc xương ổ răng,dẫn đến làm xuất hiện các túi nha chu. Bệnh viêm nha chu biểu hiện qua 2 giai đoạn là viêm nướu và viêm nha chu. Bệnh nếu được phát hiện sớm từ ban đầu và chữa trị kịp thời từ lúc giai đoạn bệnh mới phát triển thì điều trị sẽ đơn giản và ít tốn kém hơn so với khi bệnh phát triển nặng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nha chu
Vệ sinh răng miệng hằng ngày không sạch sẽ và đúng cách là tác nhân hàng đầu. Nhất là sau khi ăn xong mà không vệ sinh răng sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công và tích tụ nhiều từ đó hình thành các lớp mảng bám cao răng trên nướu, kẽ răng chúng phá hủy các mô tế bào chung quanh răng, nướu răng và xương ổ răng,… Ngoài ra, những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nha chu gồm các trường hợp sau đây:
- Không thường xuyên đến nha khoa lấy cao răng định kỳ mặc dù là người có cao răng nhiều. Từ đó sẽ dễ làm cho nướu bị viêm nhiễm, lâu ngày dẫn đến hình thành bệnh lý viêm nha chu.
- Hút thuốc là quá nhiều và thường xuyên lạm dụng các chất kích thích chất gây nghiện.
- Phụ nữ mà đang trong giai đoạn mang thai hoặc mãn kinh xuất hiện có nhiều biến đổi về nội tiết tố. Lúc này răng nướu vô cùng nhạy cảm, dễ bị viêm lợi, viêm nha chu hơn người bình thường.
- Thói quen dùng tăm xỉa răng là một thói quen xấu dùng quá nhiều sẽ làm cho răng bị hở kẽ, dễ bị viêm nhiễm, chảy máu răng dẫn đến vi khuẩn dễ tích tụ.
- Những người có cơ địa với hệ miễn dịch kém, hay mắc các bệnh lý về tiểu đường, bạch cầu, béo phì, HIV/AIDS,…
- Ăn uống thiếu chất không đúng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là thiếu vitamin C.
- Một số trường hợp viêm nha chu có thể do di truyền từ ông bà,cha mẹ sang con cái.
- Vùng nướu dễ bị kích ứng và viêm nhiễm bởi các tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày không sạch sẽ và đúng cách là tác nhân hàng đầu dẫn đến viêm nha chu
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu
- Nướu răng bị sưng đỏ và trông mềm hơn.
- Tụt nướu dẫn đến làm lộ nhiều chân răng.
- Nướu dễ chảy máu khi có tác động trực tiếp như dùng chỉ nha khoa hoặc chải răng.
- Cổ răng xuất hiện nhiều mảng vôi đóng bám.
- Khi dùng tay ấn vào nướu có thể gây ra hiện tượng chảy nhiều mủ và đau nhức.
- Hơi thở khoang miệng có mùi hôi nồng nặc.
- Răng bị lung lay, dễ dịch chuyển và ngày một thưa dần. Ăn uống gặp nhiều khó khăn.
- Dấu hiệu nghiêm trọng nhất là tiêu xương ổ răng, cảnh báo nguy cơ có thể mất răng.
Diễn biến quá trình viêm nha chu
Giai đoạn 1: Các mảng bám được hình thành đây là giai đoạn ban đầu hình thành của bệnh. Các vi khuẩn gây hại lâu dài không được vệ sinh làm sạch sẽ tích tụ và bám chắc tạo mảng bám nhiều ở viền lợi, kẽ răng, chân răng. Hình thành cao răng là các mảng bám cứng chắc. Bệnh nhân sẽ không thấy bất kỳ triệu chứng gì khác thường ở răng miệng.
Giai đoạn 2: Khi bắt đầu xuất hiện viêm nhiễm, cao răng ngày càng nhiều sau một thời gian dài sẽ làm nướu bị tác động kích ứng. Vùng nướu sẽ trở nên dễ nhạy cảm, sưng đỏ và chỉ cần có tác động thì sẽ chảy máu khi ăn uống, vệ sinh răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa cũng gây ra,…
Giai đoạn 3: Hình thành các túi nha chu, bắt đầu xuất hiện các túi mủ nằm ở giữa răng và nướu. Mủ và vi khuẩn rất có hại cho răng miệng sẽ nằm trong các túi này hoành hành bệnh nhân.
Giai đoạn 4: Phá hủy răng và ổ xương răng, vào lúc này vi khuẩn đã tích tụ và hầu như sinh sôi rất nhiều. Tình trạng viêm nhiễm lây lan rộng làm cho răng bị lung lay nhanh chóng gây hư hỏng nặng nề vùng xương ổ răng.
Điều trị bệnh viêm nha chu
Điều trị viêm nha chu giai đoạn nhẹ: Bác sĩ sẽ tiến hành cạo lấy vôi răng vệ sinh và xử lý mặt gốc răng cho bệnh nhân nếu như bệnh chưa tiến triển xấu. Các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng nha khoa để loại bỏ các cao răng và mảng bám tích tự ở răng.Dụng cụ này hoàn toàn không ảnh hưởng đến men răng của bạn, sóng âm từ các thiết bị này tạo ra chỉ đủ tác động vào cao răng và khiến cho chúng vỡ ra đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tùy vào tình trạng răng miệng cơ địa cấu trúc của mỗi người, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc để giảm sưng, kháng viêm sao cho hợp lý nhất.
Điều trị viêm nha chu giai đoạn nặng: Nếu bệnh đã tiến triển quá nặng, các nha sĩ sẽ thực hiện các biện pháp điều trị mạnh và khẩn cấp như rạch áp xe, nạo túi nha một cách triệt để nhất…
Cách điều trị viêm nha chu giai đoạn nặng
- Lấy vôi răng và nạo túi nha chu: phương pháp này là loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn và mảng bám trên răng, bảo tồn cho răng thật của bệnh nhân. Nạo túi nha chu chỉ thực hiện một lần và sau đó bệnh nhân chỉ cần chăm sóc, vệ sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện lấy vôi răng định kỳ. Trong trường hợp nặng hơn tủy răng đã bị tổn thương và viêm nhiễm nặng, để bảo tồn răng thật cho bệnh nhân và đảm bảo tính thẩm mỹ nhất phương pháp điều trị tủy sẽ được kết hợp với bọc răng sứ.
- Nếu bệnh quá nặng và không bảo vệ được răng thì buộc phải nhổ răng: Khi răng bị lung lay nặng và không còn cách giữ lại được, bác sĩ sẽ phải nhổ đi để tránh lây lan sang răng khác và giảm đau nhức cho bệnh nhân. Bạn nên nhanh chóng trồng lại chiếc răng đã mất sau khi nhổ răng để tránh những ảnh hưởng xấu đến chức năng ăn nhai của hàm.
Điều trị nha chu ở Nha khoa Đông A: Ngoài các phương pháp điều trị như trên, tại Nha khoa Đông A, các bác sĩ còn tiến hành loại bỏ các tác nhân gây bệnh lý trong giai đoạn đầu thăm khám và điều trị sơ khởi như: Các miếng trám không đúng kỹ thuật sẽ được chỉnh sửa và thay thế. Kể cả tất cả các phục hình không đúng kỹ thuật cũng sẽ được thay thế. Bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm sẽ luôn tận tâm chu đáo đánh giá và chỉ định chính xác răng cần nhổ hay không khi không thể giữ được. Các răng bị lung lay sẽ được cố định lại. Bác sĩ sẻ lên phương án làm các phục hình tạm thời cho bệnh nhân.
Phòng ngừa viêm nha chu
Để nói không với việc mắc bệnh viêm nha chu, chúng ta cần phải xây dựng một chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng toàn diện và đúng cách. Đồng thời với một chế độ ăn uống khoa học, khám sức khỏe cho răng định kỳ để phòng bệnh là cách hiệu quả nhất.
Xây dựng một chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng toàn diện và đúng cách
- Đánh răng theo chiều dọc, ở các vị trí khuất sâu cùng trong hàm răng, ở các kẽ răng và sát nướu cần được chải kỹ và cẩn thận. Không chải răng quá lâu dùng lực quá mạnh hoặc chải theo chiều ngang.
- Vệ sinh răng hiệu quả sau ăn uống để làm sạch ở các kẽ răng nên sử dụng chỉ nha khoa.
- Khuyến khích súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng hoặc các dung dịch nước súc miệng tin cậy được nha sĩ khuyên dùng
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin dưỡng chất và khoáng chất. Nên ăn các loại trái cây và rau xanh có nhiều chất xơ.
- Nói không với việc hút thuốc lá, hạn chế nhất có thể đối với dùng rượu bia, các chất kích thích, nước ngọt, bánh kẹo nhiều đường.
- Nên khám răng và vệ sinh răng định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để bảo vệ sức khoẻ răng miệng của bạn. Nên điều trị bệnh từ sớm không nên để bệnh quá lâu dài đến lúc phát hiện ra và chữa trị đã muộn sẽ khó điều trị và tốn nhiều thời gian cũng như chi phí hoặc nặng hơn là mất răng.
- Cần đến ngay nha sĩ phòng khám gần nhất để kiểm tra răng khi có các hiện tượng sưng, đau nhức nướu hay thường xuyên dễ chảy máu chân răng.