Thông Tin Hữu Ích

ÁP XE RĂNG KHÔN VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

áp xe răng khôn

Áp xe răng khôn, một bệnh lý nha khoa khá nguy hiểm mà hầu hết người trưởng thành đều mắc phải. Sau đây, cùng Nha khoa Đông A tìm hiểu về các biểu hiện, triệu chứng và nguyên nhân của chứng, để điều trị kịp thời nhé.

Áp xe răng khôn là gì? 

Tình trạng răng bị sâu vỡ do va chạm, chấn thương bên ngoài hay nhiễm trùng răng do vệ sinh không cẩn thận, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, gây sưng viêm, gọi là Áp xe răng khôn.

Khi chúng ta có những triệu chứng: đau nhức răng số 8 đau nhức dữ dội, thậm chí mức độ đau nhức còn tăng dần theo thời gian, biểu hiện rõ nhất khi dùng những món ăn quá nóng hay quá lạnh, ngoài ra, vùng nướu vùng răng 8 sưng đỏ, đau nhức, nhìn thấy mủ bằng mắt thường. Khả năng cao bạn đã bị áp xe răng khôn.

Vì sao răng khôn rất dễ bị áp xe?

Áp xe răng khôn có 2 nguyên nhân chính: từ tác động ngoại cảnh hoặc từ vấn đề vệ sinh răng miệng.

Răng khôn là răng vĩnh viễn mọc cuối cùng trên cung hàm, còn được gọi là răng 8, vậy nên không gian dành cho răng khôn không nhiều, làm cho răng có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm hay mọc chèn răng khác, kèm theo đó việc vệ sinh răng khôn cũng trở nên khó khăn hơn. Đó là những lý do làm cho răng khôn dễ bị vi khuẩn chen vào và sinh sản gây viêm nhiễm, dễ sâu vỡ và áp xe.

Ngoài ra, có một nguyên nhân bên ngoài gây áp xe răng, đó là chấn thương gây vỡ răng, làm tổn thương đến tủy răng. Việc không lấy cao răng định kỳ cũng là nguyên nhân góp phần gây áp xe răng, những mảng bám quanh thân răng tích tụ, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây áp xe răng.

Áp xe răng 8 còn kéo theo nhiều hệ lụy, làm cho các răng khác như sâu vỡ răng 7, viêm lợi, viêm nha chu.

Áp xe răng khôn có nguy hiểm gì không?

Với sự phát triển của y khoa ngày nay, việc mọc răng khôn và bị áp xe răng khôn không quá nghiêm trọng, cũng sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của bạn.Tuy nhiên, nếu chủ quan, để áp xe răng khôn dẫn đến tình trạng nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ bị những triệu chứng sau:

áp xe răng khôn

  • Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, sưng hàm, mọc hạch ở giai đoạn đầu. Nếu không điều trị bằng thuốc hạ sốt, hoặc giảm đau, bệnh nhân có thể sẽ bị co giật do sốt cao, kéo dài
  • Đau nhức khi nhai thức ăn, thậm chí khi nuốt nước bọt cũng đau nhức, khó chịu.
  • Vi khuẩn vùng áp xe răng khôn có thể lây lan sang các răng đang khỏe mạnh khác, sang vùng hàm, thậm chí là đầu và cổ, là các nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương hàm gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Vỡ ổ mủ, làm cho mủ chảy vào trong khoang miệng, mang theo vi khuẩn vào máu, chảy xuống tim, thậm chỉ lên não, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Ngoài ra, ổ mủ trong răng cũng khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu, trở ngại trong việc tự tin giao tiếp.
  • Có trường hợp tử vong do vi khuẩn tấn công xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm gây tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Một số trường hợp nghiêm trọng, một lỗ nhỏ được tạo ra từ túi áp xe qua da của bạn, trông giống bị nổi mụn và rồi vi khuẩn sẽ từ đó chảy ra ngoài.

Điều trị áp xe răng khôn như thế nào?

Xử lý ngay nếu bạn không muốn tình trạng đau nhức kéo dài khi bị áp xe răng khôn. Vậy xử lý như thế nào?

áp xe răng khôn

Đối với răng khôn bị áp xe ở mức độ nhẹ

Tình trạng áp xe của răng nhẹ, răng số 8 mọc thẳng, đúng vị trí, không chèn ép những chiếc răng bên cạnh, bạn vẫn phải đến bác sĩ để có thuốc kháng sinh, hạ sốt kịp thời, chống nhiễm trùng. Súc miệng bằng nước muối để vệ sinh vùng răng khôn bị áp xe để tránh viêm nhiễm.

Bạn có thể nhổ bỏ răng khôn hoặc giữ lại răng khôn bằng việc đến bác sĩ tiến hành tiểu phẫu cắt bỏ phần lợi thừa xung quanh răng, giúp răng khôn mọc thẳng và đều với các răng khác, thuận tiện cho việc nhai không bị trở ngại.

Tuy nhiên, bạn phải chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật cẩn thận và sạch sẽ để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý về răng khác nếu bạn giữ lại răng 8.

Răng khôn bị áp xe ở mức độ nặng

Trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc không thẳng hàng: để hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến người bệnh, tránh tình trạng tái nhiễm, bác sĩ sẽ khuyên bạn nhổ bỏ răng 8. Trước khi nhổ bỏ, bạn sẽ được tiến hành loại bỏ túi áp, vệ sinh răng sau đó tiến hành nhổ răng 8.

Tuy nhiên, nếu bạn đang trong tình trạng đau nhức, sốt cao kéo dài, thì bác sĩ sẽ kê đơn 2 – 3 ngày thốc để răng bớt sưng, ngưng sốt, bác sĩ mới tiến thành nhổ bỏ răng khôn và khâu vết thương lại

Tùy thuộc và tình trạng bệnh mà có thể dẫn đến nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy việc kiểm tra răng miệng thường xuyên là vô cùng cần cần thiết.

Đặc biệt là khi bạn bắt đầu có triệu chứng mọc răng khôn, hãy đến ngay nha sĩ gần nhất để kiểm tra tình trạng răng 8, có bị áp xe hay không, ở mức độ nặng hay nhẹ, để có thể điều trị kịp thời nhé.