Thông Tin Hữu Ích

TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG CẤY GHÉP ĐƯỢC IMPLANT?

cay-ghep-implant-la-nhu-the-nao

Vẫn có nhiều trường hợp không cấy ghép được Implant có thể bạn chưa biết? Hàm răng theo chúng ta qua từng độ tuổi và chịu nhiều tác động đến từ bên trong lẫn bên ngoài. Chính vì thế, ngày càng có nhiều vấn đề về răng hàm mà chúng ta phải đối mặt. Để không mất đi tính thẩm mỹ, cải thiện việc nhai hay ngăn ngừa những nguy hại cho xương hàm. 

Thì cấy ghép Implant chính là một trong những phương pháp rất được ưa chuộng hiện nay. Thế nhưng có nhiều trường hợp không cấy ghép được Implant? Cùng theo dõi bài viết để khám phá ra câu trả lời nhé. 

Cấy ghép Implant là như thế nào?

cay-ghep-implant-la-nhu-the-nao

Cấy ghép Implant là như thế nào?

Cấy ghép Implant là 1 cuộc tiểu phẫu tái tạo lại răng giả để thay thế cho chiếc răng đã bị mất. Việc làm này giúp nâng cao tính thẩm mỹ, đồng thời khôi phục chức năng của chiếc răng đã mất đó. 

Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng kỹ thuật khoan vào xương hàm ở vị trí chiếc răng bị mất và đưa trụ titan vào. Trụ titan này được xem như là chân răng để giữ cố định chiếc răng giả trên khung hàm. 

Sau 1 thời gian để cho trụ titan tích hợp được với xương hàm một cách chắc chắn nhất. Thì tiếp đến chính là lắp mão răng sứ lên trên trụ titan đó thông qua khớp nối Abutment. Như vậy là đã tạo thành chiếc răng giả hoàn chỉnh trông như thật. 

Phương pháp cấy ghép Implant này có nhiều công dụng tuyệt vời đối với những hàm răng bị thiếu mất răng. Bên cạnh đó nó còn giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương vô cùng lớn. Đặc biệt, cấy ghép Implant không cần phải mài răng hay là lấy tủy. Cho nên nó được đánh giá là kỹ thuật giúp bảo tồn răng 1 cách tốt nhất. 

Khi nào nên cấy ghép Implant?

Ở bất kỳ độ tuổi nào chúng ta cũng phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến hàm răng. Càng lớn thì chúng ta lại càng quan tâm đến tính thẩm mỹ và khát khao có được một nụ cười đẹp tiêu chuẩn. Bên cạnh đó còn có nhiều nỗi khổ về răng mà ai rồi cũng sẽ gặp phải như:

khi-nao-nen-cay-ghep-imlant

Khi nào nên cấy ghép Implant?

  • Khó khăn trong việc nhai thức ăn, khi răng của bạn gặp vấn đề thì việc nhai thức ăn mỗi ngày sẽ ngày một khó hơn. 
  • Vấn đề về hàm răng cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến giọng nói, cách phát âm của chúng ta. Khi mất nhiều răng thì sẽ không còn sự va chạm giữa răng hàm trên – dưới nên có thể dẫn đến tình trạng nói ngọng. 
  • Dưới nướu của chúng ta thường chứa các dây thần kinh, vậy nên khi gặp vấn đề nào đó, nó sẽ trực tiếp tác động lên hệ thần kinh và gây ra các bệnh đau đầu mãn tính. 
  • Phần xương hàm bị tiêu biến khi mất răng, răng gặp vấn đề và gây ra sự biến dạng cho khuôn mặt, mất thẩm mỹ. 

Để có thể khắc phục được hết những vấn đề về răng như trên. Thì phương pháp cấy ghép Implant chính là cứu tinh cho những ai có hàm răng yếu ớt. 

Trường hợp nào không cấy ghép được Implant?

truong-hop-nao-khong-nen-cay-ghep-implant

Trường hợp nào không cấy ghép được Implant?

Mặc dù phương pháp trồng Implant có thể giải quyết được hầu hết những nỗi khổ về răng mà bạn sẽ phải đối mặt. Thế nhưng có phải trường hợp nào cũng có thể cấy ghép Implant hay không? Hay vẫn có những trường hợp không được trồng Implant? Cùng tham khảo những thông tin bên dưới đây để khám phá những trường hợp không cấy ghép được Implant nhé. 

Trồng Implant được xem là giải pháp phục hồi răng đã mất vô cùng hiệu quả. Nhưng không phải ai mất răng cũng có thể cấy ghép Implant. Theo chia sẻ từ các bác sĩ nha khoa, thì trong một số trường hợp dưới đây sẽ không cấy ghép Implant được. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để có thể trồng Implant. 

Trẻ em có độ tuổi dưới 17

Bọn trẻ ở trong độ tuổi này thì xương hàm đang có sự phát triển. Vậy nên nếu cấy ghép Implant sớm thì sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của xương hàm. Tốt nhất hãy để cho đến khi răng phát triển đủ và mọc tự nhiên thì hãy nghĩ đến việc trồng Implant. 

Phụ nữ đang mang thai

Đối với phụ nữ đang mang thai thì luôn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trong những việc có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt là khi trồng Implant sẽ phải sử dụng tia X – quang cộng thêm một số thuốc kháng viêm. Bên cạnh đó thì bên nha chu trong giai đoạn này cũng sẽ tăng lên cao. Cho nên rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi cũng như hiệu quả của việc trồng Implant. 

Chính vì thế, chị em hãy đợi sau khi sinh xong rồi, nếu muốn trồng Implant thì hãy thực hiện.

Những người có bệnh mãn tính

Những người có bệnh tiểu đường, bạch cầu hay cường cận giáp thì tốt nhất không nên cấy ghép Implant. Vì đối với những người có tiền sử bệnh như trên thì khả năng lành vết thương sẽ chậm hơn người bình thường và dễ nhiễm trùng hơn. 

Còn những trường hợp có bệnh về tim mạch, bệnh máu ác tính, ung thư đã di căn, suy thận,… cũng không nên thực hiện trồng Implant. Bởi vì cấy ghép Implant là một kỹ thuật khá khó, nó gây ra những tác động trực tiếp đến cấu trúc của xương hàm. Do đó, những người đang mắc bệnh, có sức đề kháng yếu thì nên cân nhắc. 

Người mắc bệnh tâm thần rối loạn

Việc trồng Implant là cả một quá trình dài nên cần có sự hợp tác giữa bác sĩ và bệnh nhân. Đặc biệt bệnh nhân phải là người có tinh thần thoải mái, dễ chịu. Vậy nên những người mắc bệnh tâm thần, hay rối loạn sẽ thường dễ căng thẳng. 

Các liệu pháp cấy ghép Implant chỉ khiến cho trạng thái của những người này trở nên căng thẳng hơn mà thôi. Nếu những bạn đang ở trường hợp này muốn cấy ghép Implant thì nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi thực hiện. 

Người bị nghiện thuốc lá nặng

Những người bị nghiện thuốc lá nặng sẽ rất khó phẫu thuật cấy ghép Implant thành công. Bởi vì thuốc lá chứa những thành phần làm cản trở quá trình lành vết thương của xương ghép. 

Bên cạnh đó, nó cũng làm giảm độ rắn chắc của xương. Và cũng dễ gây ra nguy cơ hở vết thương, tiêu xương hoặc nhiễm trùng. Cho nên, nếu những đối tượng này muốn trồng Implant. Thì phải lên kế hoạch cai thuốc lá trước và sau khi cấy Implant. 

Khe chứa răng bị mất quá hẹp

Nếu như ở vị trí răng bị mất có khoảng không gian quá hẹp. Hoặc độ cao để có thể làm răng không đủ. Như vậy việc cấy ghép Implant vào xương hàm sẽ có nhiều khó khăn. Dẫn đến việc cấy răng sứ vào sẽ không được đều và đẹp. 

Độ dày của xương hàm không đủ

Trong một số trường hợp, xương hàm sẽ phát triển không đủ dày. Nên không thể kết nối xương hàm với Implant chặt chẽ để đảm bảo độ vững chắc được. Có nghĩa là khả năng tích hợp xương hàm với trụ Implant không cao. Có thể có nguy cơ răng bị nhổ bỏ sau một thời gian cấy Implant. 

Đấy là một số trường hợp không cấy ghép được Implant mà các chuyên gia nha khoa đã đúc kết. Hãy bỏ túi ngay những thông tin này. Để biết mình có rơi vào trường hợp không cấy được Implant không nhé. 

Những vấn đề liên quan đến răng hàm đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo và trong sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy, trước khi thực hiện cuộc tiểu phẫu nào thì nên tìm hiểu thật kỹ trước bạn nhé. 

truong-hop-khong-the-cay-implant

Trường hợp không thể cấy ghép Implant

Kết luận

Bài viết trên đây Nha Khoa Đông A đã thu thập đầy đủ những thông tin giúp giải mã cho mọi người về những trường hợp không thể cấy ghép Implant. Nếu như bạn đang có ý định trồng Implant cho răng của mình. Thì nên tìm hiểu kỹ và xem thử trường hợp của mình có đủ tiêu chuẩn để cấy ghép Implant không nhé. Theo dõi thêm nhiều bài viết hơn nữa để cập nhật nhiều thông tin thú vị và hữu ích khác.