Trám răng thẩm mỹ là gì?
Trám răng thẩm mỹ hay còn được gọi là “hàn răng” được coi là giải pháp phục hình và nâng cấp cho răng của bạn khi răng bị tổn thương như: sâu,sứt mẻ, thưa hở… khiến răng không còn đảm bảo tốt được chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho bạn.
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám răng chuyên dụng để trám bít vào vị trí răng đang gặp vấn đề.
Với phương pháp trám răng thẩm mỹ, răng của bạn sẽ được tái tạo về hình thể và màu sắc giống ban đầu, tạo hình và khắc phục các khuyết điểm của răng bằng cách đưa vật liệu trám răng thẩm mỹ cao cấp lên vị trí răng cần trám.
Trám răng thẩm mỹ mang tới những khả năng vượt trội giúp răng của bạn lấy lại được nét đẹp hoàn chỉnh. Đồng thời đây là một phương pháp thông dụng hiệu quả, nhanh chóng và an toàn. Là một kỹ thuật nha khoa khá đơn giản nhưng lại mang đến 1 kết quả tuyệt vời cho hàm răng. Giúp bạn có nụ cười tươi tắn, rạng rỡ và tự tin.
Lợi ích của việc trám răng
Trám răng thẩm mỹ là biện pháp mang đến nhiều lợi ích toàn diện cho răng. Có khả năng phục hồi cho bạn 1 hàm răng khỏe đẹp như mong muốn:
- Tái tạo hình dạng và cấu trúc, khoác cho răng “chiếc áo mới” đẹp và bền hoàn chỉnh. Giúp bảo vệ răng hiệu quả khi điều trị sâu răng, viêm tủy.
- Nhanh chóng – an toàn – hiệu quả, răng thật sẽ được bảo tồn tối đa không bị ảnh hưởng.
- Ngăn ngừa được tình trạng răng bị sâu giúp răng không còn những khuyết điểm.
- Hiệu quả lâu dài nhờ Nha Khoa Đông Asử dụng chất liệu trám răng cao cấp để đảm bảo tuổi thọ cho răng và cả cho việc ăn nhai tốt hơn.
Trám răng thẩm mỹ là biện pháp mang đến nhiều lợi ích toàn diện cho răng
Các vật liệu trám răng
Amalgam: Đây là loại vật liệu truyền thống đã có từ rất lâu nên giá thành rất thấp. Amalgam là hợp chất từ sự kết hợp giữa các loại vật liệu như: bạc, kẽm, đồng, thiếc và thủy ngân. Ưu điểm của nó là vật liệu này có độ bền rất tốt. Tuy nhiên, màu sắc không tương đồng với răng thật nên sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Kim loại quý: Tiêu biểu nhất nhắc đến đó là vàng. Vật liệu này không chỉ có độ bền cao, chịu được lực nhai lớn mà còn không gây tình trạng kích ứng và đặc biệt là tính thẩm mỹ cao khiến bạn trông tự tin hơn. Tuy nhiên, giá thành của vật liệu trám bằng vàng rất cao.
Composite: Đây là vật liệu trám răng thông dụng và được ưa chuộng nhất hiện nay. Màu sắc của composite tương đồng với răng thật nên mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Hàn trám tại vị trí răng cửa vẫn phù hợp và thẩm mỹ.
Vật liệu trám răng đa dạng phù hợp với nhu cầu người dùng
Composite mặc dù vẫn đảm bảo được khả năng ăn nhai tốt, tuy nhiên xét về độ bền và chắc lại khi dùng lâu dài sẽ không bằng Amalgam và kim loại quý.
Trong trường hợp người bệnh thực hiện trám răng thẩm mỹ thì vật liệu composite được ưu tiên sử dụng hơn cả.
Lưu ý về việc trám răng thẩm mỹ
Trám răng thẩm mỹ%C/em> có kết quả tốt nhất với những trường hợp răng sâu thưa, mẻ nhỏ dưới 2mm. Còn với những trường hợp nặng hơn thì phương pháp hàn trám rất khó đảm bảo được hoàn thiện nhất. Vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ mà còn khiến miếng trám nhanh bong tróc hơn so với bình thường nếu kích thước quá to nên dùng phương án khác.
Do đó để tránh trường hợp xấu xảy ra thì ngay khi răng xuất hiện những lỗ sâu nhỏ, vết khuyết hình chêm còn chưa ăn sâu vào cấu trúc răng thì bạn nên sớm chủ động đến nha khoa để được điều trị từ sớm. Tránh để về lâu về dài gây ảnh hưởng đến tủy và ảnh hưởng đến kết quả phục hình.
Độ bền chắc, tuổi thọ của miếng trám phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật của bác sĩ thực hiện. Vì vậy mà trước khi điều trị, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những nha khoa thật sự uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm cơ sở nha khoa được trang bị máy móc hiện đại tiên tiến an toàn. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hạn chế được những sai sót không nên có khi trám răng.
Tuân thủ thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để kết quả phục hình có tuổi thọ cao
Trong quá trình thăm khám, bạn nên nói rõ và chi tiết tình trạng sức khỏe với bác sĩ. Mặc dù hầu hết nha khoa nào cũng sẽ tiến hành thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bạn. Tuy nhiên việc bạn chủ động sẽ giúp quá trình tư vấn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và chính xác hơn. Sau khi điều trị trám răng hoàn tất, bạn nên tuân thủ thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để kết quả phục hình có tuổi thọ cao.
Các ảnh hưởng sau khi trám răng thẩm mỹ
Răng nhạy cảm ê buốt: Ở những bệnh nhân có cơ địa răng nhạy cảm dễ kích ứng thì sau khi trám răng sẽ xuất hiện một số triệu chứng răng ê buốt nhẹ và sẽ giảm dần sau đó nên bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp mà cơn đau cứ kéo dài liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí là đau nhức dữ dội hơn thì bạn nên quay lại nha khoa ngay để được kiểm tra và tư vấn chữa trị. Điều này có thể xuất phát từ việc chưa điều trị kết thúc hoàn toàn các bệnh lý về răng miệng hoặc bác sĩ thực hiện không đúng theo quy trình chuẩn.
Phản ứng với vật liệu trám: người bệnh bị ngứa ngáy và phát ban. Điều này có thể xuất phát từ việc bệnh nhân dị ứng với thành phần thủy ngân trong vật liệu trám Amalgam. Thông thường, trường hợp dị ứng này rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu gặp phải thì bạn phải đến nha khoa để được chữa trị kịp thời.
Miếng trám bong tróc: xuất phát từ việc bạn ăn nhai thức ăn quá cứng hoặc quá dai ngay sau khi vừa kết thúc điều trị. Hoặc cũng có thể xuất phát từ kỹ thuật của bác sĩ chưa theo chuẩn, khiến miếng trám không bám chắc chắn vào răng dẫn đến bong tróc.
Răng nhạy cảm ê buốt hay bong tróc miếng trám là 1 số ảnh hưởng thường gặp
Quy trình răng thẩm mỹ tại nha khoa Đông A
Bước 1: Khám tổng quát
Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng bạn. Đồng thời xác định mức độ tổn thương của răng và vị trí răng cần trám. Trong một số trường hợp răng bị sâu, chấn thương nặng mà gây ảnh hưởng trực tiếp đến tủy, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-Quang để kiểm tra từ kết quả đó Bác sĩ sẽ có phương án điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả.
Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dứt điểm hoàn toàn trước rồi mới tiến hành trám răng đối với các vấn đề về viêm nướu viêm nha chu hoặc viêm tuỷ. Nhờ đó mà kết quả phục hình được đảm bảo, và hạn chế những biến chứng đau nhức ê buốt sau này có thể xảy ra.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa (nếu có), ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo trong lúc thực hiện trám răng.
Bước 3: Tiến hành trám răng
Trước tiên, bác sĩ sẽ làm sạch vùng răng bị tổn thương bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Sau đó sẽ tạo hình xoang trám phù hợp với vật liệu trám để tăng độ bám chắc hơn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ lần lượt đắp từng lớp vật liệu trám lên vị trí răng cần phục hình, tạo hình thích hợp rồi chiếu đèn quang trùng hợp để đông cứng miếng trám lại.
Bước 4: Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ sau khi trám răng là một điều nên làm. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của miếng trám, phát hiện và xử lý kịp thời khi có vấn đề phát sinh giúp bệnh nhân yên tâm hơn.