Chưa được phân loại, Thông Tin Hữu Ích

Dấu Hiệu Nhận Biết Răng Sứ Bị Hở Và Cách Khắc Phục

rang-su-bi-ho

rang-su-bi-ho

Răng sứ bị hở dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Lắp răng sứ từ lâu được biết đến như một phương pháp thẩm mỹ vô cùng hiệu quả và mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, không phải 100% ca lắp răng sứ đều mang lại kết quả như mong đợi. Vì nhiều nguyên do từ chủ quan đến khách quan, răng sứ sau khi sử dụng có thể gặp một số trục trặc hoặc vấn đề. Trong đó, phổ biến nhất có thể nói đến tình trạng răng sứ bị hở, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hãy cùng Nha Khoa Đông A tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết của tình trạng này cũng như tìm ra cách khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất.

Những dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở phổ biến nhất

Răng sứ gặp tình trạng ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh

Khi răng sứ bị hở, cùi răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Khi nó phải tiếp xúc với thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, nhất là cảm giác ê buốt, đau nhức.

Xuất hiện những vết đen mờ ở chân răng

Những khách hàng sử dụng răng sứ mão kim loại có thể gặp tình trạng này. Một khi bọc sứ kim loại không kín, không khít, sẽ có một khoảng trống giữa nướu và răng. Từ đó góp phần gây ra hiện tượng oxy hóa, làm đen chân răng. Dấu hiệu này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, những gì bạn cần làm là quan sát kỹ vị trí bọc răng sứ để xem liệu có xuất hiện vết đen mờ hay không. 

Tình trạng tụt nướu 

Đây chính là hậu quả của việc lắp sứ không đúng kỹ thuật, quy trình. Khe hở tạo ra do quá trình bọc sứ sai sẽ khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong và gây tình trạng kích ứng nướu, thậm chí tụt nướu. Tình trạng này sẽ khiến phần chân răng lộ ra, nhất là ở các răng cửa và răng nanh. 

Thức ăn dễ bị giắt vào kẽ răng khi ăn, uống

Trong trường hợp răng sứ không được bọc đúng tỷ lệ. Kẽ răng sẽ trở nên rộng hoặc hẹp hơn so với khoảng cách tự nhiên của răng. Trong lúc ta nhai thức ăn, vụn thức ăn có thể giắt vào các kẽ răng, gây cảm giác vướng víu, vô cùng khó chịu. Nếu kẽ răng không được vệ sinh kỹ lưỡng thì sẽ trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ và phá hoại men răng. 

Tình trạng cộm, cấn, đau nhức khi nhai thức ăn

Đây chính là một dấu hiệu không cần quan sát bằng mắt. Chỉ với cảm nhận của bạn mỗi khi nhai thức ăn. Bạn có thể nhận ra răng sứ của mình đang bị hở kẽ. Cảm giác phổ biến đối với tình trạng này là ê buốt răng và đau nhức răng khi nhai, cắn. 

Bên cạnh đó, khi răng sứ sai tỷ lệ, sẽ dễ gây ra tình trạng cộm, cấn khi ăn vì răng sứ bị lệch, không khớp với khung hàm. 

Những khe hở ở vùng tiếp giáp giữa răng sứ và nướu

Những khe giữa răng sứ với nướu có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường khi bạn quan sát qua gương hoặc thử dùng lưỡi chạm vào phần chân răng và cảm nhận. 

Như đã đề cập, những khe hở này khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong của răng. Tạo ra những tổn thương răng, tình trạng đau nhức. Tệ hơn, nó sẽ khiến cùi răng hư hại nặng, dẫn đến gãy rụng. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sứ hở chân răng

rang-su-bi-ho

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sứ hở chân răng

Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật trong quá trình bọc răng sứ

Những yếu tố tiên quyết trong quá trình bọc răng chính là: tỉ mỉ, đúng tỷ lệ và cẩn thận. Tuy nhiên, không phải bác sĩ nha khoa nào cũng có thể hoàn thành những điều đó. Có một số bác sĩ tay nghề thấp, tính toán không đúng tỷ lệ răng, mài cùi răng quá nhiều khiến răng thật bị tổn thương nghiêm trọng. Dần dần, chân răng trở nên yếu đi, dẫn đến tình trạng tụt nướu cũng như tình trạng hở răng sứ. 

Răng sứ kém chất lượng 

Nướu và cùi răng thật sẽ có nguy cơ kích ứng nếu răng sứ được sử dụng không đủ chất lượng. Hậu quả của việc này chính là hiện tượng nướu răng bị sưng tấy kèm viêm nhiễm. Nếu tình trạng này cứ dần nặng hơn. Răng sứ sẽ bị đẩy lên cao và gây ra các khe hở. 

Đối với những hàm răng sứ mão kim loại, răng sứ cũng sẽ dễ bị hở do khung kim loại bị oxy hoá theo thời gian. Dẫn đến việc răng sứ mòn đi và giảm độ bám dính vào trụ răng thật. 

Răng sứ sai kích thước 

Đây là một yếu tố phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề bác sĩ. Nếu bác sĩ không lấy dấu hàm chính xác hoặc thiết kế răng không đúng tỷ lệ. Sẽ khiến mão sứ có sự sai lệch trong kích thước. Khi mão sứ lớn hơn so với cùi răng, chắc chắn sẽ tạo nên khe hở. 

Keo dán sứ chất lượng kém

Keo dán sứ dùng để tăng độ kết dính và chắc chắn cho răng sứ. Tuy nhiên, nếu lượng keo không đủ hoặc không đảm bảo chất lượng. Có thể khiến răng sứ bị hở hoặc tệ hơn là rơi ra trong quá trình sử dụng. 

Vệ sinh răng miệng sai cách

Đây là một vấn đề mà rất nhiều người mắc phải mà không biết rằng nó cũng là nguyên nhân gây ra hở răng sứ. Hãy hạn chế việc dùng bàn chải lông cứng, chải răng mạnh tay, đánh răng sai cách,… Nếu không muốn răng bị lệch, mài mòn hoặc thậm chí gây hở răng sứ. 

Bọc răng sứ bị hở có gây nguy hiểm không?

rang-su-bi-ho

Bọc răng sứ bị hở có nguy hiểm không?

Gây mất thẩm mỹ

Tình trạng hở răng sứ sẽ khiến phần cùi răng lộ ra ngoài. Đôi khi kèm theo hiện tượng đen viền nướu. Điều đó sẽ khiến hàm răng của bạn mất thẩm mỹ đi nhiều và bạn cũng sẽ kém tự tin khi cười.  

Nguy cơ mất răng thật

Răng thật sẽ bị mài đi để thực hiện bọc răng sứ. Thế nên, nếu có kẽ hở giữa răng sứ với răng thật, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào và bắt đầu gây hại cho răng thật vốn đã yếu hơn bình thường. Gây các bệnh nha chu, viêm răng, viêm nướu,… Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời. Bạn có thể phải đối mặt với tình cảnh mất răng vĩnh viễn. 

Gây ra tình trạng đau nhức răng, hôi miệng

Những kẽ hở này là nơi các mảng bám hoặc mảnh vụn thức ăn dễ bị kẹt lại. Nếu răng miệng không được vệ sinh kỹ càng và sạch sẽ, rất dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng. Ảnh hưởng cuộc sống, công việc hằng ngày. Ngoài ra, thức ăn kẹt vào bên trong răng có thể khiến cùi răng bị tổn thương và gây ra những cơn đau răng khủng khiếp. 

Ảnh hưởng gián tiếp đến hệ tiêu hóa

Tình trạng ê buốt, đau nhức kéo dài khiến người bệnh không còn muốn ăn uống. Từ đó gián tiếp gây ra những tác động tiêu cực lên hệ tiêu hoá, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh như đau dạ dày, viêm loét, trào ngược dạ dày,…

Răng sứ bị hở thì nên làm gì?

Khi đã phát hiện tình trạng răng sứ bị hở, điều đầu tiên bạn nên làm là đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám. Tìm ra nguyên nhân và chỉ định hướng điều trị chính xác nhất. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng và mức độ hở của chân răng để đề ra hướng khắc phục:

Nếu chân răng bị hở do quy trình lắp răng sứ sai kỹ thuật: Răng sứ cũ sẽ được tháo ra rồi lắp lại. Với trường hợp cầu răng sứ vừa vặn với cùi răng thật và không bị hư hại gì thì bác sĩ sẽ chỉ lắp lại cầu răng bằng một lượng keo vừa đủ và răng sứ sẽ được cố định lâu dài.

Néu răng sứ hở do sai kích thước, răng sứ chất lượng kém,… Các bác sĩ sẽ chỉ định thay cầu răng sứ mới và lắp lại răng sứ cho bạn.

Cách phòng ngừa tình trạng răng sứ bị hở

Để có thể phòng ngừa tình trạng hở chân răng bọc sứ. Bạn nên tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn những nha khoa uy tín. Danh tiếng tốt và có đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. 

Tại Nha Khoa Đông A, chúng tôi đảm bảo sự an toàn, chất lượng trong từng dịch vụ y tế. Khách hàng có thể yên tâm và tin tưởng trải nghiệm phương pháp bọc sứ nhanh chóng, nhẹ nhàng, đem lại kết quả vừa ý. Chúng tôi có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt cũng như phục hình vô cùng giàu kinh nghiệm. Cũng như chuyên môn cao để quy trình lắp mão sứ được hoàn hảo, chính xác và không gây ra các trục trặc không không muốn.

Nha Khoa Đông A cam kết với khách hàng về chất lượng của răng sứ tại đây, với chất liệu sứ cao cấp, không gây kích ứng, không dễ nứt vỡ, bền bỉ trong quá trình sử dụng. Chúng tôi có đầy đủ chứng nhận và giấy tờ nhập khẩu để đảm bảo chất lượng dịch vụ. 

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giải đáp những băn khoăn của các bạn xoay quanh vấn đề bọc răng sứ. Nha Khoa Đông A hân hạnh đồng hành cùng quý khách trên hành trình bảo vệ sức khỏe răng miệng, giữ gìn nụ cười Việt.