Thông Tin Hữu Ích

Bệnh khô miệng ở người già những điều nên biết và cách khắc phục

Khô Miệng

Ngày nay, hàng triệu người trên thế giới đều bị chứng khô miệng. Nó thật sự ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt là khô miệng ở người già. Vấn đề khô miệng ngoài gây ra cảm giác khó chịu. Mà còn là sự đe dọa tiềm tàng của những căn bệnh ở người già.

Qua bài viết này, nha khoa Đông A sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh khô miệng, nguyên nhân do đâu mà có và cách khắc phục như thế nào nhé? 

Khô miệng là gì? 

Kho Mieng La Gi

Khô miệng là tình trạng bạn không tiết đủ nước bọt để giữ ẩm cho khoang miệng. Tất cả chúng ta đều có thể gặp phải tình trạng này. Đặc biệt là khi lo lắng, buồn bã hoặc căng thẳng.

Tuy nhiên nếu bạn bị khô miệng kéo dài, tình trạng này sẽ gây khó chịu. Và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn đối với sức khỏe hoặc ngầm báo hiệu một căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể bạn

Khô miệng mang lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của bạn. Khi khô miệng, bạn sẽ có nhiều khả năng bị loét miệng, sâu răng, nhiễm nấm miệng, nứt nẻ môi và loét góc miệng. Vì khô miệng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, người bệnh có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Khô miệng không phải là một bệnh mà là triệu chứng của bệnh hoặc biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nào đó mà một người bệnh đang gặp phải.

Các nguyên nhân gây khô miệng ở người già

Nguyen Nhan Gay Kho Mieng O Nguoi Gia

Theo thống kê, có tới 20-25% người cao tuổi là nạn nhân của chứng bệnh khô miệng. Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng.

Do thiểu tiết nước bọt 

Người già thông thường ít có cảm giác khát nên thường uống không đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt, vào buổi tối sợ đi tiểu đêm, điều này khiến lượng nước bọt tiết ra bị giảm đi.

Nuốt nhiều nước bọt 

Thường được gặp ở những người có bệnh lý vùng khoang miệng (khuyết răng, sâu răng, hàm giả không ổn định…), khi ngủ thở bằng miệng,…

Thuốc

Một số tác dụng phụ của thuốc như thuốc điều trị trầm cảm, đau dây thần kinh và lo âu, thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi, thuốc giãn cơ và thuốc giảm đau.

Lão hóa

Quá trình lão hóa không phải là nguyên nhân chính gây khô miệng. Tuy nhiên, những người cao tuổi hay dùng thuốc có thể gây khô miệng, hoặc họ có nhiều rối loạn sức khỏe khác có thể gây ra khô miệng.

Điều trị ung thư

Việc hóa trị và xạ trị đều có nguy cơ làm hỏng các tuyến nước bọt hoặc sụt giảm đáng kể việc sản xuất nước bọt dẫn đến tình trạng khô miệng.

Tổn thương thần kinh

Một chấn thương hoặc phẫu thuật gây tổn thương thần kinh vùng đầu và cổ cũng có thể dẫn đến khô miệng.

Bệnh lý

Một số bệnh lý cũng dẫn đến khô miệng như u lympho, bệnh lý thần kinh, nội tiết (như đái tháo đường, đái tháo nhạt, thiếu máu…). Ngoài ra, hội chứng HIV/AIDS và Sjogren đều có thể dẫn đến tình trạng khô miệng.

Hút thuốc

Một số người vẫn duy trì thói quen hút thuốc khi về già, hút thuốc lá không gây khô miệng nhưng nó khiến những ai đang gặp tình trạng khô miệng trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài những vấn đề trên sử dụng methamphetamine có thể gây khô miệng nghiêm trọng và hư hỏng răng, còn được gọi là “miệng meth”.

Những căn bệnh nguy hiểm gặp phải khi bị khô miệng ở người già

Khô miệng: Dấu hiệu cảnh báo lá gan đang nóng dần

La Gan Nong Dan 

Vậy tại sao nóng gan lại gây khô miệng mất ngủ? Vấn đề này khởi nguồn từ hormone melatonin. Bình thường, melatonin được sản xuất để giúp bạn cảm thấy thư thái, dễ ngủ và có một giấc mơ đẹp.

Khi lá gan bị nóng sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormon này. Vào ban ngày khi lượng hormone này gia tăng bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Nhưng vào ban đêm, lượng hormon này không được sản sinh, gây ra tình trạng mất ngủ.

Mặt khác, gan bị tổn thương cũng gây ảnh hưởng cao đến đường tiêu hóa. Hệ thống này ngừng hoạt động, làm giảm cảm giác thèm ăn và dẫn đến khô miệng lâu dài.

Lá gan bị nóng nếu không được cải thiện kịp thời, có thể tiến triển nặng gây suy gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan,… Bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và điều trị đúng lúc. 

Bệnh tiểu đường là do hiện tượng khô miệng ở người cao tuổi

Benh Tieu Duong

Tiểu đường là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đặc biệt là đối với người già. Khi bị khô miệng, khoang miệng sẽ bắt đầu sưng tấy gây đau đớn nhất là vào ban đêm. Các bệnh nhân cố gắng uống nước nhưng khó mà khắc phục tình trạng này.

Ngược lại, nếu uống quá nhiều nước, bệnh nhân sẽ đi tiểu vào ban đêm nhiều hơn. Điều này gây ra hiện tượng mất ngủ. Cho nên, bệnh nhân cần kiểm soát lượng đường trong máu thường xuyên mới có thể hạn chế được tình trạng này. 

Khô miệng – nguy cơ bị bệnh cường giáp ở người cao tuổi 

Benh Cuong Giap O Nguoi Cao Tuoi

Khi bị khô miệng, bệnh nhân có thể có nguy cơ bị bệnh cường giáp. Đây là một dạng bệnh có nguyên nhân từ việc tăng hormone tuyến giáp.

Một số triệu chứng biểu hiện như: nhịp tim nhanh, mệt mỏi, gầy sút cân, căng thẳng và run. Bệnh nhân nên đi khám, phát hiện bệnh sớm và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh khả năng gặp biến chứng sau này. 

Khô miệng là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu ở người cao tuổi

Viem Nha Chu

Bệnh nha chu (Periodontitis) là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng. Làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng. Nguyên nhân của bệnh thường là do vệ sinh răng miệng kém. 

Bệnh viêm nha chu thường gây ra các hiện tượng khô lưỡi và khô miệng ở người già. Bệnh nhân nên đi khám khi gặp những dấu hiệu nhận biết về bệnh này. Để tránh bệnh trở nặng và xảy ra các vấn đề như: chảy máu lợi, hơi thở có mùi hôi. 

Xem thêm: CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TRONG DỊCH COVID

Các cách điều trị tình trạng khô miệng cho người cao tuổi

Cach Dieu Tri Kho Mieng Cho Nguoi Gia

Trong trường hợp bệnh nhân bị khô miệng kéo dài làm ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Nhất thiết phải điều trị theo nguyên nhân. Nếu do dùng thuốc, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế một loại thuốc mà không gây khô miệng.
Nếu tình trạng khô miệng trầm trọng, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể kê thuốc (pilocarpine hoặc cevimeline) để kích thích sản xuất nước bọt. 

Những bệnh nhân cao tuổi mắc chứng khô miệng cần tăng cuồng uống hơn 2 lít nước trong ngày. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống không tốt cho sức khỏe. Ví dụ như: bia, rượu, cà phê, nước ngọt có ga và nước tăng lực. Đây là những loại nước uống gây ra hiện tượng nóng trong người rất cao. Và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô miệng ở người cao tuổi.

Bệnh nhân cao tuổi cũng có thể sử dụng một số chất có thể tạo ra nước bọt hoặc thay thế nó. Ví dụ như: nước súc miệng, thuốc xịt miệng hay kẹo cao su. 

Đối với các bệnh nhân cao tuổi hạn chế tối thiểu các loại đồ ăn, thức uống có nhiều đường, dầu mỡ và muối. Bên cạnh đó, bỏ dần thói quen hút thuốc và thở bằng miệng khi nghẹt mũi.

Người già cần phải điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ ở mức độ ấm vừa phải, tránh quá lạnh để hạn chế việc khô miệng khi ngủ.

Một điều quan trọng là các bệnh nhân cao tuổi nên thường xuyên đến nha khoa kiểm tra răng, miệng định kỳ. Lấy cao răng theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp răng không còn vi khuẩn bám vào, hạn chế tình trạng hôi miệng để răng luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh về nha chu.

Người cao tuổi nên ăn gì để khắc phục tình trạng khô miệng? 

Các loại rau, củ

An Nhieu Rau Cu

Rau xanh và các loại củ quả là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bệnh nhân cao tuổi. Chúng chứa nhiều vitamin, chất xơ và chất khoáng, giúp giảm cảm giác khô miệng ở người già.

Ngoài ra, rau củ còn thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Để tốt cho sức khỏe nên chế biến các loại rau củ bằng cách luộc, hấp hạn chế chiên, xào.

Trái cây giúp người già giảm khô miệng, khát nước

Trai Cay Giup Nguoi Gia Giam Kho Mieng

Ngoài ra trái cây cũng là một thực phẩm giúp bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất. Ăn các loại trái cây ít đường như lê, cam, cóc, dâu tây, bơ, … sẽ giúp bạn giảm cảm giác khô miệng và khát nước. Không nên ăn các loại trái cây sấy khô. Vì chúng chứa hàm lượng đường cao, không tốt cho sức khỏe của người cao tuổi.

Nước lọc cải thiện khô miệng ở người cao tuổi

Nuoc Loc Cai Thien Kho Mieng

Nước lọc là thức uống tốt nhất giúp bạn thỏa cơn khát. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước cũng không tốt cơ thể chúng ta.

Khi cơ thể  hấp thụ quá nhiều nước, lượng nước dư thừa trong cơ thể có thể pha loãng lượng natri trong máu và hạ mức natri huyết xuống mức thấp. Nó có thể dẫn đến một số nguy cơ về sức khỏe như:

 – Đau nhức đầu; choáng váng;

 – Chuột rút; co thắt cơ

 – Hiện tượng động kinh không rõ nguyên nhân.

Vì vậy, để tránh những hệ lụy không đáng có xảy ra, cần phải uống lượng nước vừa đủ, điều độ để tránh các hiện tượng trên. Ngoài ra, người cao tuổi nên duy trì một lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực, luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. 

Tóm lại, tình trạng khô miệng ở người già rất nguy hiểm. Đây là mối đe dọa của nhiều căn bệnh. Có thể thấy, khi bị khô miệng, bệnh nhân không được xem nhẹ mà phải đi khám càng sớm càng tốt để phát hiện nguyên nhân do đâu? Các bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, việc khám răng miệng định kỳ cũng rất quan trọng. Các bệnh nhân cần phải kết hợp khám cả hai để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.  Vừa cải thiện được tình trạng răng miệng, vừa điều trị được căn bệnh một cách hiệu quả mà mỗi bệnh nhân gặp phải.