Thông Tin Hữu Ích

Tác dụng của tập Mewing đối với răng hàm

Tac Dung Cua Tap Mewing

Mewing được sáng tạo và quảng bá bởi 2 cha con bác sĩ John Mew và Mike Mew. Ngày nay, xu hướng tập Mewing nhằm cải thiện khuôn mặt và răng hàm được nhiều người quan tâm và trở nên phổ biến. Vậy liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không? Để nắm rõ hơn về cách tập chuẩn cũng như biến chứng nếu thực hiện Mewing sai cách, hãy cùng Nha Khoa Đông A  tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mewing là gì?

Mewing được biết đến là kỹ thuật tập luyện dựa trên cách thở và tư thế đặt lưỡi. Mewing có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh lại những đường nét trên khuôn mặt, răng hàm mà không cần tới sự can thiệp của niềng răng, phẫu thuật.

Những đối tượng nên tập Mewing

Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là tình trạng phần răng hàm dưới đang bị che phủ quá nhiều bởi phần răng hàm trên. Nếu bạn luyện tập Mewing đúng cách cũng như đều đặn sẽ giúp đẩy dần khung hàm trên lên cao hơn.

Thời điểm nhóm hàm răng trên đã được nâng cao hơn thì phần hàm răng dưới sẽ có nhiều điều kiện và không gian để phát triển. Nhờ đó, theo thời gian khớp cắn ngược sẽ ngày càng được cải thiện tốt hơn.

Khớp cắn hở

Hiện tượng khớp cắn ngược thường có liên quan đến vị trí nghỉ của lưỡi. Những khớp cắn gặp tình trạng này sẽ có xu hướng mở ra khi để lưỡi thỏng xuống dưới. Động tác Mewing tập trung vào mục đích điều chỉnh lại tư thế đặt lưỡi và ép lưỡi sát với vòm miệng phía trên như người bình thường. Từ đó có thể điều chỉnh và khắc phục dần các vấn đề khớp cắn hở.

Hô hàm

Những người bị hô thường có thói quen thở bằng miệng. Thở sai cách là nguyên nhân khiến lưỡi nằm không đúng vị trí, từ đó sẽ gây ảnh hưởng tới lực cân bằng của răng. Khi đó phần răng hàm trên bị tác động sẽ dần khiến diện tích cung hàm bị thu hẹp và có xu hướng đẩy về trước thành hàm hô.

Vậy nên những trường hợp răng hô nếu tập Mewing bằng cách dùng mũi để thở trước. Sau đó áp dụng kỹ thuật đặt lưỡi chuẩn Mewing có thể giúp cung răng được cân bằng, đồng thời hỗ trợ điều trị vấn đề hô hàm.

Tác dụng của việc tập Mewing đúng cách

Tac Dung Cua Tap Mewing 1

Hướng dẫn tập Mewing đúng cách 

Để Mewing có hiệu quả cao thì đòi hỏi người tập phải thực hiện kiên nhẫn và đúng từng thao tác. Nhìn chung, để tập Mewing đúng cách và có kết quả tốt thì cần lưu ý thật kỹ các bước dưới đây:

  • Bước 1: Ngậm miệng và thả lỏng toàn cơ thể để giữ thẳng cột sống cổ.
  • Bước 2: Đặt lưỡi tại vị trí cách lợi của 2 răng cửa khoảng trên 1cm (không chạm đầu lưỡi vào răng cửa).
  • Bước 3: Áp sát toàn bộ phần lưỡi ôm trọn vòm miệng phía trên (cả thân và gốc lưỡi). Bên cạnh đó cần đảm bảo môi đã đóng, răng dưới và trên chỉ cần chạm nhẹ vào nhau.
  • Bước 4: Giữ nguyên vị trí lưỡi và dùng mũi để hít thở bình thường. Tuyệt đối không thở bằng miệng.

Ngoài ra, ta chỉ nên thực hành ít nhất từ 20 – 30 phút một ngày trong thời gian đầu mới tập Mewing. Sau khi đã dần quen vài tuần thì nâng thời gian lên, thậm chí có thể tập mọi lúc cho tới khi thói quen đặt lưỡi đúng cách trở thành thói quen.

Dấu hiệu để biết là bạn đang tập Mewing đúng cách là cảm thấy cơ mặt, xương hàm. cằm hơi căng. Còn nếu bạn cảm nhận thấy đau thì chứng tỏ bạn đang thực hiện sai cách.

Tác dụng của tập Mewing đúng cách

Xương hàm mặt không phải là một khối thể nguyên mà là được tạo thành bởi rất nhiều nhóm xương tách rời nhau. Vậy nên, những thói quen hàng ngày như hít thở, mút tay, đặt lưỡi … đều có khả năng làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt. Vậy nên Mewing được quảng bá và tuyên truyền rộng rãi về sự hiệu quả đối với răng hàm trên các nền tảng mạng xã hội.

Nhưng trên thực tế, chưa có cơ quan, tổ chức khoa học và y tế nào đưa ra bằng chứng về sự hiệu quả của Mewing. Thậm chí còn có những thông tin đề cập đến sự nguy hiểm nếu rập Mewing sai cách. Nhưng không vì thế mà ta có thể phủ định hiệu quả mà Mewing mang lại. Với những kỹ thuật thủ công như này thì đòi hỏi cần thực hiện đúng cách và kiên trì để thấy kết quả đáng mong.

Mặc dù đã có nhiều dẫn chứng cho thấy sự thành công khi tập Mewing làm thay đổi răng hàm. Nhưng ta vẫn chỉ nên xem đây là một phương pháp bổ trợ, tương hỗ giúp đẩy nhanh tốc độ thay đổi hàm răng chứ không thể thay thế hoàn toàn phương pháp thẩm mỹ như niềng răng. Nếu thực hiện đúng chỉ dẫn, Mewing cũng còn giúp bạn hạn chế khả năng bị hóp thái dương hoặc má khi niềng răng.

Hậu quả của việc tập Mewing sai cách

Tac Dung Cua Tap Mewing 3

Những lỗi sai thường gặp khi tập Mewing

Mặc dù những kỹ thuật Mewing nhìn chung khá đơn giản. Những hiện này, nhiều trường hợp vẫn còn mắc các lỗi phổ biến như sau:

Thở bằng miệng

Khắc phục triệt để thói quen thở bằng miệng chính là một trong những mục tiêu chính khi tập Mewing. Vậy nên, nếu ta vẫn thở bằng miệng thì chắc hẳn quá trình luyện Mewing sẽ không thành công.

Thở bằng miệng chính là nguyên nhân gây ra việc hàm thay đổi cấu trúc. Thói quen xấu này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ hay một bộ phần không ít ở người trưởng thành. Thở bằng miệng có thể gây tác động xấu đến cung hàm lẫn vòm họng khiến hàm có xu hướng đẩy ra ngoài gây môi trề, vẩu….

Sử dụng nhiều lực lên 2 hàm răng

Bài tập Mewing hướng đến mục đích chủ yếu là thiết lập việc đặt lưỡi đúng cách, từ đó hình thành các thói quen tốt. Bên cạnh đó, một phần lực nhỏ sẽ tác động lên vòm hàm trên và điều chỉnh khuôn mặt một cách gián tiếp trong quá trình luyện tập.

Nếu trong quá trình thực hiện vẫn giữ thói quen nghiến răng chặt, lực lưỡi sẽ tác động quá nhiều. Thời điểm này vô tình làm rối loạn quá trình di chuyển và hàm trên. Từ đó làm xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khi tập Mewing.

Tư thế đặt lưỡi không đúng cách

Đặt lưỡi không đúng cách trong khi tập Mewing chính là lỗi cực cơ bản mà nhiều người mắc phải. Nếu chỉ chạm đầu lưỡi hoặc một ít thân lưỡi lên vòm trên thì không thể tạo áp lực hỗ trợ di chuyển hàm. Từ đó khiến hiệu quả của bài tập bị suy giảm.

Biến chứng khi tập Mewing sai cách

Mewing là kỹ thuật thủ công nên đòi hỏi tính kiên trì và cần thực hiện trong thời gian dài. Đối với những người muốn đẩy nhanh thời gian luyện tập mà không kiên nhẫn thì tỷ lệ mắc lỗi sẽ rất lớn. Từ đó dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tương đối cao như:

  • Đau lưỡi, cơ hàm: Việc nói chuyện, ăn uống trở nên khó khăn hơn.
  • Dị cảm nuốt: Khiến ta luôn cảm thấy cuống họng đang bị mắc kẹt đồ vật gì đó. Ngoài ra còn kèm thêm các triệu chứng như ợ hơi, ăn không ngon, ngứa họng.
  • Lệch mặt: Đây là rủi ro nghiêm trọng và đáng sợ nhất khi tập Mewing sai cách. Lúc này bạn cần phải có sự can thiệp của thẩm mỹ để điều chỉnh lại khuôn mặt.

Mewing mặc dù được quảng bá là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả đối với răng hàm nhưng vẫn chưa đủ nghiên cứu để chứng minh tuyệt đối. Đặc biệt nếu tập sai cách thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm rõ rệt. Nha khoa Đông A hy vọng, thông qua bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích về phương pháp Mewing. Để kết quả luyện tập đạt như mong muốn, bạn cần nghiên cứu kỹ và thực hiện thật chuẩn các thao tác. Thế nhưng, biện pháp để khắc phục các vấn đề liên quan đến răng hàm tối ưu nhất vẫn là đến gặp các chuyên gia chỉnh nha để trực tiếp điều trị.