Thông Tin Hữu Ích

Nên niềng răng khi nào? Độ tuổi thích hợp niềng răng

do-tuoi-nen-nieng-rang

Việc niềng răng ngày càng trở nên phổ biến với chúng ta vì đây là phương pháp mang lại một hàm răng đẹp và nụ cười rạng rỡ hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào nên niềng răng và độ tuổi nào thích hợp để thực hiện điều đó. Vì vậy, hôm nay Nha Khoa Đông A sẽ trả lời những thắc mắc của bạn qua bài viết này nhé! 

Khi nào nên niềng răng ?

khi-nao-nen-nieng-rang

Khi nào bạn nên niềng răng? Đó chính là khi bạn cảm thấy răng mình xấu, không đều, ăn nhai khá khó khăn, răng 2 hàm không khớp, răng có kẽ thưa hay bị hở lợi thì bạn nên niềng nhé 

Lưu ý rằng một khi đã xác định niềng răng, bạn phải quyết tâm và kiên trì cho tới khi hoàn thiện. Không được tự ý tháo niềng khi cảm thấy răng đều và đẹp rồi. Mọi quyết định cần phải nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa mới có thể đảm bảo bạn có được một hàm răng như ý. 

Ngoài việc giúp gia tăng độ thẩm mỹ thì niềng răng còn giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe của mình nữa đấy: 

– Không còn bị sai khớp cắn và giúp răng ăn nhai dễ hơn.

– Răng sau khi niềng có thể kéo dài tuổi thọ lên đến 10 năm 

Các trường hợp nên niềng răng

1. Niềng răng hô cải thiện góc nghiêng 

cai-thien-goc-nghieng-khi-nieng

Răng hô hay còn được mọi người gọi với cái tên quen thuộc là răng vẩu là hiện tượng hàm trên chìa ra, hàm dưới thụt vào gây ra cảm giác mũi gãy, trán lệch, mất thẩm mỹ. Có nhiều trường hợp răng hô nặng làm cho răng chìa ra khỏi môi. 

Răng hô được hiểu là một dạng bệnh về khớp cắn, các răng không nằm đúng vị trí của mình, nên khả năng ai nhai sẽ không được tốt 

Răng hô được chia thành 2 mức độ:

– Răng hô nhẹ: Răng sẽ mọc không thẳng đứng đưa về phía trước nhưng không nhiều.

– Răng hô nặng: có thể nhận biết bằng mắt thường, hàm trên sẽ nhô ra nhiều so với hàm dưới

2. Răng móm – khớp cắn ngược 

khac-phuc-rang-mom

Răng móm hay còn được gợi là khớp cắn ngược, cũng là một dạng sai lệch khớp cắn nhưng trường hợp này nghiêm trọng hơn. Thông thường, ở người bình thường hàm trên sẽ che phủ ⅓ răng hàm dưới. Tuy nhiên, đối với những ai có khuôn mặt lưỡi cày – răng móm sẽ có hiện tượng hàm trên thụt vào, hàm dưới nhô ra

Răng móm sẽ được chia thành 3 loại là: móm do răng, móm do xương và phối hợp xương răng. Người bị răng móm ăn nhai sẽ khá khó khăn, nói ngọng và phát ăn kém. 

Răng móm  sẽ gây giảm tuổi thọ của răng do sai khớp cắn đặc biệt là đối với nhóm răng cửa ở hàm trên. Vì vậy, các bệnh nhân bị móm nên niềng răng sớm nếu không sẽ có nguy cơ bị hỏng, rụng nhóm răng cửa hàm trên rất sớm.

Sau khi niềng răng, các bệnh nhân bị nhóm sẽ có sự thay đổi về ngoại hình rất lớn làm thay đổi gương mặt và nhìn đẹp hơn rất nhiều 

3. Chỉnh răng khấp khểnh – chen chúc 

chinh-rang-bi-khap-khenh

Răng khấp khểnh, chen chúc  là răng ở vị trí số 3 trong cung hàm . Các răng này không nằm trên cùng một hàm mà mọc xiên, lệch,  có hướng lên trên cao hơn các răng còn lại và nhô ra phía trước

Ảnh hưởng sức khỏe: răng mọc lộn xộn sẽ khiến bạn gây mất cân đối giữa 2 hàm, làm sai khớp cắn. Bên cạnh đó còn giảm sức nhai, nghiền thức ăn và gây ra các bệnh lý về răng miệng như: viêm lợi, viêm quanh răng và sâu răng. 

4. Răng sai khớp cắn 

rang-sai-khop-can

Các trường hợp sai khớp cắn thường gặp như răng mọc chen chúc, khớp cắn đối đầu, khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, cắn hở,… Hai hàm sẽ không được khít khi ngậm miệng lại. Thường xuyên thở bằng miệng thay vì mũi. Gây ra sự mất cân đối giữa 2 hàm và tổng thể khuôn mặt.

Khi bệnh nhân gặp trường hợp này sẽ dẫn đến ăn nhai khá khó khăn, nói ngọng, hôi miệng và nhiều hậu quả tiêu cực khác 

Việc khớp cắn hở được hình thành chủ yếu là do các thói quen của bạn từ nhỏ. Như mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng và việc chữa trị cần nhiều công sức. Các bố mẹ cần để ý đưa bé đến trung tâm nha khoa. Nếu bé có những thói quen trên để được khắc phục kịp thời.

5. Khắc phục răng thưa bằng niềng răng 

nieng-rang-khac-phuc-rang-thua

Răng thưa được hiểu là tình trạng các răng mọc cách xa nhau, không khít lại được trên cùng một hàm. Làm bạn khá tự ti khi cười và giao tiếp với mọi người xung quanh. Khuyết điểm này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Mà còn liên quan đến vấn đề ăn nhai của bạn nữa đấy!  

Lợi ích khi niềng răng thưa 

  • Khắc phục được tình trạng răng thưa ở bất kỳ mức độ nào 
  • Dựa trên cơ chế kéo các thân răng ở xã sát gần và đều đặn với nhau nhờ khí cụ niềng răng
  • Răng sẽ được điều đặn và thẳng hàng. Bên cạnh đó, sẽ mang lại cho bạn một nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn khi giao tiếp 
  • Khắc phục được tình trạng ăn nhai, không có kẽ hở để thức ăn bám vào 
  • Là một trong những phương pháp khắc phục tình trạng răng thưa một cách hiệu quả nhất 

Niềng răng là nhờ vào sự tác động của các khí cụ để giúp răng về đúng vị trí của mình. Bên cạnh đó, việc niềng răng còn giúp khách hàng thay thế răng đã mất bằng răng thật. Niềng răng chỉnh nha giúp đóng kín được, kéo răng khôn để thay thế vị trí răng đã mất. Giúp khách hàng không phải làm răng giả.

Độ tuổi thích hợp để niềng răng 

Phương pháp niềng răng chỉnh nha dành cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, ở mỗi lứa tuổi, tình trạng răng sẽ khác nhau. Dẫn đến sẽ có những phương pháp chỉnh nha phù hợp.  

1. Từ  6 – 11 tuổi: Trainer chỉnh nha

trainer-chinh-nha

Trainer chỉnh nha là phương pháp chỉnh nha tại nhà dành cho trẻ em ở lứa tuổi răng mới mọc hay thay răng sữa. Hàm trainer được hiểu là khí cụ nha khoa được làm bằng silicon an toàn, dễ dàng tháo lắp. Nên sẽ dễ dàng theo dõi việc đeo hàm của bé.

Việc sử dụng hàm trainer chỉnh nha sớm sẽ giúp bé tránh được các tình trạng như: hô, móm, răng mọc lệch. Và mặt phát triển không cân đối . Tuy nhiên, việc đeo trainer chỉnh nha ở độ tuổi này không đồng nghĩa với việc các bé sẽ có một hàm răng đẹp khi lớn. Nó chỉ định hướng cho răng mọc thẳng. Phát triển cân đối và loại bỏ các thói quen xấu mà thôi 

2. Độ tuổi niềng răng tốt nhất từ 12- 16 tuổi

lua-tuoi-nieng-rang-thich-hop-nhat

Theo các chuyên gia, đây là độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng. Trong giai đoạn này, việc điều chỉnh độ đưa ra của hàm, điều chỉnh răng móm, vẩu hay mọc chen đều rất dễ dàng mà không cần phải nhổ bỏ răng. Đồng thời, với sự tác động của lực kéo một cách nhanh chóng. Răng sẽ dịch chuyển về đúng vị trí nhanh hơn và cho kết quả một hàm răng đẹp. 

Để có thể kiểm soát sự phát triển của răng và hàm thì buộc các trẻ phải đeo khí cụ trong suốt quá trình dậy thì của mình. Tức là trong vòng từ 2 – 4 năm. 

3. Từ 17 – 35 tuổi: Niềng răng theo chỉ định của bác sĩ 

lua-tuoi-nieng-rang-theo-chi-dinh

Ở giai đoạn này, các bệnh nhân nên đến nha khoa. Để gặp các bác sĩ tư vấn kế hoạch niềng răng cho phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng của mình. Nhằm đem lại hiệu quả niềng răng tốt nhất. 

Thời gian niềng răng của người trưởng thành trung bình từ 18 – 24 tháng. Phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể của từng bệnh nhân. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên ở giai đoạn này các khớp xương hàm đã hoàn thiện. Vì vậy quá trình niềng răng cũng sẽ khác so với trẻ em. Chình vì vậy, để đảm bảo bạn nên đi đến nha khoa để kiểm tra nhé! 

Trên đây là những thông tin về việc niềng răng cũng như độ tuổi nào thích hợp để niềng mà Nha Khoa Đông A gửi đến bạn. Nếu bạn đang gặp các trường hợp trên thì hãy đến liên hệ ngay với chúng tôi qua website nhakhoadonga.vn  hoặc hotline để được nhân viên tư vấn hỗ trợ bạn nhé. Đem lại cho khách hàng một hàm răng đẹp và khỏe mạnh là nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi.