Thông Tin Hữu Ích

MÒN CỔ CHÂN RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

mòn cổ chân răng

Mòn cổ chân răng là mất chất khu trú ở khu vực cổ răng, mặt ngoài răng – sát với lợi theo dạng lõm chữ V, hay gặp ở các răng hàm nhỏ,  răng cửa. Mòn cổ chân răng có thể làm mòn tới lớp ngà, phá hủy tủy răng, gây ê buốt, thậm chí có thể dẫn tới viêm tủy và mất răng. Cùng Nha Khoa Đông A tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý mòn cổ chân răng nhé.

  1. Thế nào là mòn cổ chân răng?

Mòn cổ chân răng không phải do sâu răng mà là do những tổn thương ở tổ chức cứng của răng. Là hiện tượng mất chất khu trú ở khu vực cổ răng, mặt ngoài răng – sát với lợi theo dạng lõm chữ V. Tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng mòn cổ chân răng cao ở người cao tuổi, tuy nhiên cũng xảy ra nhiều ở cả nam và nữ.

Mòn cổ chân răng gây mòn lõm mất chất vùng men răng, lớp ngà, phá hủy tủy răng, gây ê buốt khi ăn. Thậm chí, có thể dẫn tới viêm tủy và mất răng.

Mòn cổ chân răng có các triệu chứng sau:

  • Ê buốt răng khi ăn đồ nóng, lạnh.
  • Đau nhức dai dẳng, thậm chỉ nhức lan đỉnh đầu nếu tình trạng mòn cổ chân răng lan đến tủy răng.
  • Làm cho răng yếu, mất chất, có thể bị gãy ngang hoặc buộc phải nhổ bỏ.

 

  1. Mòn cổ chân răng nguy hiểm như thế nào?

mòn cổ chân răng

Mòn cổ chân răng không những tác động trực tiếp tiêu cực đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, gây mất tự tin khi giao tiếp trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Ngoài ra, mòn cổ chân răng còn gây trở ngại cho việc vệ sinh răng miệng, gây ê buốt, đau nhức ngay cả khi đánh răng hay súc miệng bằng nước muối.

  1. Nguyên nhân mòn cổ chân răng là gì?

Có một số nguyên nhân chính gây mòn cổ chân răng như:

  • Men răng thiếu sản: có thể từ bẩm sinh đã có tình trạng men răng thiểu sản, bị mất nâng đỡ của khung cấu trúc bên dưới. Làm cho vị trí thiểu sản men răng càng ngày càng bị mất chất. Dễ nhận thấy khi các vết mất men răng mủn như phấn.
  • Sự tồn tại lâu ngày của vôi răng: sự bám dính này khiến cho lợi bị tụt khỏi răng, để lại chân răng trống trơn, không được bảo vệ. Vi khuẩn, axit trong thức ăn lúc này dễ dàng tấn công vào, lâu ngày bào mòn cổ chân răng.
  • Đánh răng với thói quen chải ngang, mạnh, lông bàn chải cứng cộng với hóa chất trong kem đánh răng bào mòn cổ chân răng.
  • Thói quen nghiến răng
  • Thức ăn, đồ uống có tính axit hoặc hóa chất.
  • Mòn cổ chân răng cũng có thể do di truyền các bệnh liên quan đến tiết nước bọt.
  1.  Ba cấp độ mòn cổ chân răng

Cấp độ 1: Mòn răng ở mức độ nhẹ

Có thể phát hiện bệnh qua việc quan sát kĩ sự thay đổi ở răng: tối màu men răng vùng cổ, ố vàng hơn các vùng các,hoặc khi thấy có vết đứt ngang cổ răng.

Bắt đầu có hiện tượng ê buốt răng nhẹ, nhưng không thường xuyên.

Nên điều trị ngay khi phát hiện mòn cổ chân răng nhẹ để tránh liên quan đến các bệnh lý khác hoặc dẫn đến tình trạng mòn cổ chân răng nặng hơn.

Cấp độ 2: Trung bình 

Cấp độ này đơn giản giản là mức ăn mòn của vùng chân răng nặng hơn cấp độ 1 một chút, nhưng cũng không quá ê buôt. Và cũng không thường xuyên nên khó phát hiện có đang bị mòn cổ chân răng hay không.

Cấp độ 3: Nặng, răng bị ăn mòn vào tủy.

Khi răng bị ăn mòn sâu vào tủy, đau nhức nhiều kèm sưng tấy, chảy máu báo hiệu tình trạng nghiêm trọng của bệnh mòn cổ chân răng. Lúc này, bạn bắt buộc phải đến bác sĩ, nhờ vào sự can thiệp của kĩ thuật phức tạp để điều trị và phục hình lại răng.

  1. Làm thế nào để phòng bệnh mòn cổ chân răng?

Bệnh mòn cổ chân răng vừa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng miệng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số lưu ý dưới đây để phòng ngừa bệnh mòn cổ chân răng:

  • Đánh răng đúng cách, chải dọc hoặc theo đường tròn, không chải ngang, dùng chỉ nha khoa, bàn chải lông mềm và kem đánh răng có độ mài mòn thấp để vệ sinh răng miệng.
  • Chú ý những thực phẩm có chứa nhiều axit, đồ ngọt và các chất kích thích như rượu, bia…. cần hạn chế hoặc không nên ăn. Vì chúng là những nguyên nhân gây mòn răng.
  • Sau khi ăn phải súc miệng ngay, có thể súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn tấn công răng, giảm nguy cơ mòn men răng.
  • Trung bình 3-6 tháng phải lấy cao răng 1 lần.

 

Điều trị mòn cổ chân răng thế nào?

mòn cổ chân răng

Tùy vào tình trạng theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà chúng ta có phương pháp điều trị mòn cổ chân răng khác nhau:

  • Khi bệnh chưa làm ảnh hưởng đến tủy răng bên trong, tức là bệnh ở mức độ nhẹ. Thì phương pháp trám răng (hay hàn răng là một phương pháp dùng kỹ thuật nha khoa, sử dụng công cụ chuyên dụng, vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị khuyết). Là cách tiết kiệm thời gian và chi phí mà hiệu quả nhất.
  • Nếu bệnh đã gây tổn thương vào tủy răng, đây được chia vào trường hợp mòn cổ chân răng mức độ nặng. Để tránh tình trạng đau nhức dữ dội kéo dài và càng nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến nha sĩ để chữa tủy răng và tiến hành phục hình bọc răng sứ. Nhằm giữ được nét thẩm mỹ răng miệng và đảm bảo chức năng ăn nhai không bị hạn chế.

 

Khi đã mắc phải bệnh mòn cổ chân răng, bạn hãy đến ngay Nha khoa Đông A, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành nha khoa, cùng với đội ngũ Y Bác Sĩ giỏi, kỹ thuật hiện đại nhất.  Đem đến sự hài lòng hoàn toàn cho hơn 90% khách hàng sau khi trải nghiệm. Với tiêu chỉ “Can thiệp tối thiểu, hiệu quả tối ưu”. Hãy ghé thăm website https://nhakhoadonga.vn/ để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng nhé.