Cấy ghép xương là kỹ thuật bắt buộc trong một số trường hợp. Với mục đích bổ sung, tăng thể tích xương hàm, tái tạo phần xương hàm đã bị tiêu đi, tạo điều kiện để tích hợp và nâng đỡ trụ implant. Cấy ghép xương dùng để cấy răng giả vào xương hàm nhằm thay thế gốc răng bị mất. Kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép implant thường được thực hiện trước khi đặt trụ implant từ 9 – 12 tháng, nhằm đảm bảo vùng xương mới cấy ghép đã ổn định, đủ chắc chắn để tích hợp và giữ implant. Nhưng khi nào mới cần đến kỹ thuật cấy ghép xương? Cùng Nha Khoa Đông A tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định cấy ghép xương
Chỉ định
- Bẩm sinh có mật độ xương hàm quá mỏng và yếu.
- Xương hàm đã bị tiêu đi do thời gian mất răng quá lâu.
- Bị trấn thương mạnh hoặc từ những cuộc phẫu thuật trước để lại di chứng.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân bị mất răng toàn hàm.
- Người mắc những căn bệnh toàn thân như: suy giảm miễn dịch, đã từng hóa trị hoặc xạ trị, tiểu đường chưa kiểm soát được, bệnh tim mạch và rối loạn đông máu…
- Người nghiện chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…
- Đang mắc bệnh về răng miệng.
Khi nào mới cần cấy ghép xương?
Xương nhân tạo được sử dụng trong nha khoa là xương Cerasorb M do Đức sản xuất. Thành phần chính là Beta-tricalcium phosphate sau một thời gian có thể tự tiêu tan. Cerasorb M là vật liệu gốm rỗ tổng hợp được thiết kế tương thích về mặt sinh học với độ tinh khiết 99%. Các lỗ rỗng dạng liên kết bao gồm lỗ cực nhỏ, trung bình và lớn, dạng hạt đa giác với tổng mật độ lỗ rỗ lên đến 88%.
Có nhiều ưu điểm về công nghệ trong các thủ thuật cấy ghép xương trong implant. Một trong những tiến bộ hiện nay trong kỹ thuật cấy ghép xương liên quan đến việc sử dụng các protein tạo dạng xương. Có khả năng kích thích quá trình tạo xương và làm tăng mật độ xương sau quá trình tiêu và tái cấu trúc chậm. Giúp gia tăng nhanh quá trình phân bào của tế bào mầm tại chỗ để lôi kéo các tế bào trung mô không biệt hóa vào vùng ghép răng. Các tế bào này chuyển thành nguyên bào xương, bằng sự phân bào tạo phù hợp và nó bắt đầu quá trình tạo thành khung xương.
Quá trình này được gọi chung là cơ chế tạo hình phân bào đa dạng nhằm kích thích quá trình lành thương ở mô xương. Nó có thể trở thành kỹ thuật cấy ghép xương lý tưởng trong một tương lai rất gần.
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật cấy ghép xương
Ưu điểm
- Kỹ thuật cấy ghép xương giúp người mất răng lâu năm hay bị tiêu xương có lại khả năng trồng răng Implant.
- Cấy ghép xương giúp trụ Titanium bám vào xương hàm chắc chắn hơn.
- Tái tạo cấu trúc xương hàm, bảo tồn các răng thật.
- Duy trì sự tươi trẻ cho khuôn mặt.
- Ngăn ngừa bệnh tiêu xương hàm.
Nhược điểm
- Có thể xảy ra tình trạng tiêu xương sau khi cấy, xương được cấy vào rất lâu cứng, thường rời rạc, độ kết dính cũng không cao vì thế thời gian lành vết thương rất lâu.
- Phần nướu nơi xương được cấy vào thường không có màu đỏ hồng giống như nướu thật mà nó dễ dàng chuyển sang màu thâm gây mất thẩm mỹ.
- Mặc dù độ tương thích sinh học cao nhưng xương nhân tạo có tính chất lý học không hoàn toàn giống xương thật nên độ cứng của nó rất thấp.
Quy trình thực hiện kỹ thuật cấy ghép xương
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Đánh giá tình trạng tại chỗ và toàn thân.
Bước 2: Thực hiện kỹ thuật cấy ghép xương
- Chuẩn bị
- Sát khuẩn
- Gây tê vùng thực hiện cấy ghép
- Gây mê (nếu cần thiết)
- Chuẩn bị xương hàm
- Tạo vạt niêm mạc bởi 3 đường rạch sau: Đường rạch dọc niêm mạc sống tương ứng vùng mất răng. Hai đường rạch đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho tạo vạt có đáy hình thang, chiều rộng đủ để thao tác.
- Dùng cây bóc tách chuyên dụng thực hiện bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.
- Rạch đường giảm căng
- Sửa soạn bề mặt để cấy xương. Dùng mũi khoan chuyên dụng khoan thủng vỏ xương tạo các điểm chảy máu.
- Đặt bột xương nhân tạo vào màng.
- Tiến hành trộn bột xương với nước muối sinh lý.
- Đặt bột xương đã trộn lên bề mặt xương hàm đã sửa soạn với khối lượng phù hợp.
- Đặt màng che phủ bột xương và cố định chúng
Bước 3: Tiến hành khâu đóng vạt niêm mạc.
Những biểu hiện sau khi thực hiện kỹ thuật cấy ghép xương
Những biểu hiện bình thường xảy ra sau phẫu thuật cấy ghép xương
- Chảy máu sau phẫu thuật là hoàn toàn bình thường và sẽ tự động ngừng chảy sau 30 phút.
- Trường hợp xảy ra sưng nề bệnh nhân có thể dùng túi đá chườm má
- Sốt nhẹ. Thân nhiệt có thể tăng nhẹ khoảng 38°C
Những biểu hiện bất thường sau phẫu thuật cấy ghép xương
- Tình trạng chảy máu liên tục sau phẫu thuật.
- Bị nhiễm trùng vùng cấy ghép. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Ngay sau khi phẫu thuật cấy ghép xương bệnh nhân cần phải cắn gạc để cầm máu trong khoảng 30 đến 60p.
- Có thể chườm đá theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau sau khi phẫu thuật.
- Khoảng 2 đến 3 ngày sau khi phẫu thuật, nên ăn những thức ăn lỏng ở và sử dụng gối cao hơn bình thường.
- Không vận động trong khoảng 24 đến 48 giờ đầu. Những hoạt động thể lực thể thao gây va chạm có nhiều nguy cơ làm chấn thương đến vùng cấy răng.
Cấy ghép xương là kỹ thuật tiến tiến và quan trọng khi cấy ghép Implant ở vùng xương bị tiêu hay bị hẹp do thời gian mất răng quá lâu. Trong lĩnh vực Nha Khoa còn có rất nhiều kỹ thuật tiên tiến và hiện đại khác, các bạn hãy truy cập website https://nhakhoadonga.vn/ để tham khảo thêm nhé!