Thông Tin Hữu Ích

Dấu hiệu viêm tủy răng và quy trình điều trị

Dau Hieu Viem Tuy Rang

Viêm tủy răng là nguyên nhân phổ biến gây ra đau và mất răng ở mọi đối tượng, đặc biệt là người trẻ tuổi. Tình trạng viêm tủy răng kéo dài sẽ khiến người bệnh khó chịu, đau nhức và gặp nhiều phiền phức trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu không điều trị tủy răng kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng cũng như quy trình điều trị tủy răng, hãy cùng Nha Khoa Đông A khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu của viêm tủy răng

Tủy răng là gì?

Tủy răng là một tổ chức liên kết gồm các mạch máu và dây thần kinh, có vị trí nằm giữa răng. Tủy là bộ phận đóng vai trò là mạch sống giúp nuôi dưỡng răng và nhận diện cảm xúc. Tủy răng có ở cả chân và thân răng, đồng thời được bao bọc bởi ngà với men răng.

Dấu hiệu

Khi gặp tình trạng viêm tủy răng, ta khó có thể nhìn được trực tiếp mà thay vào đó sẽ cảm nhận được các cơn đau dữ dội. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết viêm tủy răng:

  • Nhức răng dữ dội, mức độ đau răng tăng dần, thậm chị răng còn có thể hơi lung lay.
  • Răng bị đau nhức liên tục và ê buốt lên tận đầu, nhất là khi về đêm. Lúc này cho dù bạn uống thuốc cũng không thấy hiệu quả. Nếu chịu đựng trải qua cơn đau này thì có thể tủy đã chết và hoại tử gây ra một ổ viêm nhiễm trùng lan rộng trong xương.
  • Nướu bị sưng tấy và thâm, không còn giữ được sắc tố hồng hào, khỏe mạnh.
  • Răng trở nên nhạy cảm quá mức với thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc có cảm giác ê buốt và đau nhức khi thức ăn bám vào lỗ sâu.
  • Trên nướu xuất hiện túi mủ trắng, cảm thấy đau và chảy mủ ra quanh chân răng khi ấn tay vào. Mặc dù túi mủ này không gây đau nhưng lại dẫn đến vấn đề hôi miệng và khó vệ sinh răng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tủy răng

Nguyen Nhan Viem Tuy Rang

Nguyên nhân chính thường gặp dẫn đến viêm tủy răng là do vi khuẩn có hại tồn tại trong miệng và xâm nhập vào tủy thông qua các lỗ sâu và cuống răng. Ngoài ra còn có thể do răng bị ảnh hưởng bởi các hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân…) hoặc do yếu tố vật lý (chấn thương, thay đổi áp suất môi trường…)

Quy trình điều trị viêm tủy răng

Tại sao phải điều trị viêm tủy răng?

Như đã chia sẻ, viêm tủy răng ảnh hưởng đến nướu và gây đau buốt vùng răng và đầu, thậm chí là cơ quan thần kinh. Nếu không điều trị kịp thời thì các mô cứng ở răng càng bị tổn thương và tiến sâu vào tủy răng. Thời điểm này các vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để tấn công tủy răng gây ra tình trạng viêm tủy, nhiễm trùng nghiêm trọng.

Các trường hợp tổn thương nhẹ và kịp thời phát hiện, khắc phục thì có thể tự hồi phục không cần điều trị. Thế nhưng, phần lớn các trường hợp viêm tủy răng cần phải đến nha khoa điều trị dứt điểm. Nguyên nhân là bởi khi tủy răng bị viêm, vi khuẩn tác động gây ra các cơn đau dữ dội, thậm chí sưng tấy và có mủ. Việc giữ lại những mô tủy đã chết khiến viêm nhiễm thêm trầm trọng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Thời điểm nên điều trị viêm tủy răng

Nếu viêm tủy răng ở mức có khả năng phục hồi thì bạn chỉ cảm thấy những cơn đau và ê buốt thoáng qua. Ngay lúc này bạn nên đến nha sĩ thăm khám để kê đơn thuốc uống kháng sinh mà chưa cần chữa tủy.

Khi tủy răng bị viêm bởi lỗ sâu hoặc gãy lớn, vi khuẩn có hại sẽ có điều kiện xâm nhập khiến tủy bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Điều này sẽ làm tăng hoạt động của những tế bào và lượng máu lưu thông khiến áp lực trong tủy tăng lên, gây đau. Giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt lên tận vùng đầu, tai và thuốc giảm đau cũng không có hiệu quả. Đây chính là thời điểm bắt buộc bạn cần đến nha sĩ để điều trị tủy.

Quy trình điều trị viêm tủy răng

Khi điều trị viêm tủy răng, nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần tủy bị viêm ra khỏi thân và chân răng nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, đồng thời bảo tồn được răng thật. Quy trình điều trị cần được thực hiện chính xác và đầy đủ 5 bước sau đây:

Bước 1: Thăm khám và chụp phim

Người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám và chỉ định chụp phim X quang hoặc Cone Beam CT 3D để đưa ra các chẩn đoán chính xác. Từ đó có thể lên kế hoạch phác đồ điều trị cụ thể.

Bước 2: Tiến hành lấy tủy

Nếu răng đã chết tủy hoàn toàn, bác sĩ sẽ lấy tủy trực tiếp mà không cần can thiệp giai đoạn gây tê. Còn ngược lại, trong trường hợp răng chết tủy một phần hoặc chưa chết tủy thì nha sĩ mới cần thực hiện gây tê tại chỗ.

Tiếp đến, bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên răng làm đường vào buồng tủy, ống tủy bằng mũi khoan chuyên dụng. Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy bằng cách sử dụng máy định vị chóp. Sau đó lấy sạch tủy nhờ hệ thống trâm xoay hiện đại, bơm rửa để làm sạch buồng tủy và ống tủy. Khi lấy sạch tủy và làm sạch sẽ ống tủy, bác sĩ sẽ chụp lại phim để tiến hành kiểm tra mô tủy viêm, chết nào còn sót không.

Bước 3: Trám bít ống tủy

Khi đã đảm bảo tủy được lấy sạch hoàn toàn thì bác sĩ mới tiến hành thực hiện lấp đầy hệ thống ống tủy bằng nhựa nha khoa chuyên dụng. Ống tủy sẽ được trám bít vĩnh viễn, ngăn cách tủy răng với những tác động gây hại bên ngoài như đồ ăn gây ê buốt răng, vi khuẩn…

Bước 4: Hẹn lịch tái khám

Sau khi đã tiến hành các thao tác trám ống tủy, bác sĩ sẽ lên lịch hẹn định kỳ để kiểm tra cũng như trám kết thúc hoặc phục hình mão sứ nếu cần thiết. Răng sau khi điều trị tủy thường giòn, dễ vỡ và chuyển màu. Vậy nên để tránh mất thẩm mỹ trong tương lai, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống và chăm sóc răng theo đúng hướng đã của nha sĩ.

Quy trình trên chỉ áp dụng đối với bệnh nhân được chỉ định điều trị tủy răng một lần. Vậy nên, tùy vào tình trạng tủy răng trên thực tế mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chính xác để phù hợp với từng bệnh nhân.

Hướng dẫn chăm sóc răng sau khi điều trị tủy

Dieu Tri Viem Tuy Rang

Khi đã được điều trị tủy đồng nghĩa với việc phần tủy răng đó đã chết nên tình tình trạng răng này suy yếu so với những cái còn lại. Vậy nên, để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu cần có chế độ chăm sóc răng đặc biệt như:

  • Cần có chế độ ăn uống phù hợp, không được nhai thức ăn quá cứng và tránh sử dụng thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng như đá, kem…
  • Hạn chế dụng lực nhai nhiều ở các răng đã điều trị tủy.
  • chải răng nhẹ nhàng để tránh tổn thương vùng răng được điều trị tủy.
  • Ưu tiên sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm để làm sạch kẽ răng.
  • Nên đi khám răng định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề sâu răng sớm nhất. Bởi sau khi lấy tủy sẽ không còn dây thần kinh để truyền dẫn cảm giác đau nếu bị sâu răng.
  • Trường hợp răng sau khi lấy tủy đã được trám mà bị đổi màu thì nên tiến hành thực hiện mão phục hình sứ.

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề viêm tủy răng. Nha Khoa Đông A hy vọng thông qua đó, bạn có thể hiểu rõ và nhận thức được tầm quan trọng của việc điều trị tủy răng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, bạn có thể liên hệ đến hotline hoặc truy cập https://nhakhoadonga.vn/ để được đội ngũ chuyên viên tư vấn, giúp đỡ.