Hiện nay, cấy ghép implant đã không còn quá xa lạ và được biết đến như một biện pháp tối ưu nhất để thay thế những răng đã mất. Tuy nhiên không phải bất cứ ai, bất cứ nha khoa nào cũng có thể thực hiện kỹ thuật cấy ghép implant.
Một ca cấy ghép implant hoàn hảo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ bản thân người bệnh cho đến chuyên môn của các nha sĩ. Để có một kết quả thành công, cấy ghép implant phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, thời điểm, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đến các thiết bị, vật liệu như trụ răng implant, mão răng….chỉ một chút sai sót thôi cũng có thể làm quá trình cấy ghép implant thất bại và để lại những biến chứng khôn lường. Cùng điểm qua 4 nguyên nhân thường gặp nhất khiến cấy ghép implant thất bại nhé.
Xương hàm không đủ tiêu chuẩn cấy ghép Implant
Để đảm bảo Implant khi cấy vào có thể thực hiện tốt chức năng ăn nhai cũng như tồn tại vĩnh viễn đòi hỏi vùng xương ổ và xương hàm có đủ thể tích và mật độ xương. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm đó chính là mất răng lâu ngày. Trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi mất răng, tình trạng tiêu xương hàm có thể đã xảy ra từ 40% đến 60%, do đó dẫn đến không đủ kích thước để đặt 1 trụ implant.
Kích thước hàm không đủ đặt trụ implant
Để đánh giá tình trạng tiêu xương hàm của bệnh nhân, các nha khoa cần trang bị cho mình những máy móc, thiết bị với công nghệ hiện đại như máy Xquang 3D. Và tất nhiên, không phải nha khoa nào cũng trang bị cho mình những thiết bị tiên tiến, do đó, khi lựa chọn cơ sở nha khoa để đặt trọn niềm tin cho nụ cười, bệnh nhân cần tìm hiểu và lựa chọn nơi uy tín với trình độ bác sĩ cao cũng như có thiết bị cần thiết. Đừng vì chi phí rẻ mà đánh đổi bằng nụ cười của mình nhé.
Chất lượng trụ implant không đảm bảo
Hành trình để Implant trở thành một trụ răng hoàn hảo đòi hỏi quá trình tích hợp xương (Đây là quá trình mà xương sẽ lấp dần vào các rãnh ren Implant để tạo liên kết bám chắc với nhau) và điều này chỉ có thể đảm bảo khi bản thân nó phải đạt các tiêu chuẩn như sau:
– Implant được làm từ chất liệu tốt, độ tinh khiết cao, không pha lẫn tạp chất và cần tương thích với cơ thể con người để có thể sử dụng lâu dài.
Implant cần tương thích với xương hàm của người bệnh
– Trụ implant tích hợp cùng xương hàm nhanh chóng. Tùy theo điều kiện và chi phí mà người bệnh có thể lựa chọn cho mình loại trụ implant phù hợp cho mình nhất. Hiện nay có rất nhiều loại trụ implant với nhiều mức giác khác nhau nhưng bạn có thể tham khảo qua một số thương hiệu dưới đây nhé. Đây là những thương hiệu được đánh giá rất cao về chất liệu và cấu tạo, mang đến công dụng cao và làm rút gọn thời gian tích hợp giữa xương hàm và trụ, thuận tiện nhất cho người bệnh, đó là: Neo Biotech (Hàn Quốc), Trụ Implant Straumann (Thuỵ Sĩ) cấu tạo từ Titanium nguyên chất, Nobel Biocare (Mỹ) tối ưu lớp màng sinh học TiUnite.
Trình độ chuyên môn của bác sĩ thực hiện chưa cao dẫn đến sai kỹ thuật
Kỹ thuật cấy ghép ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng độ bền và đẹp của răng Implant. Nó bao gồm kỹ thuật đưa trụ implant vào đúng vị trí trong xương, từ độ nông sâu của trụ trong xương, tỷ lệ chính xác để không gây cấn, lấn sang các răng kế cạnh… để đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm lâu năm của bác sĩ thực hiện. Khi kỹ thuật không đảm bảo khiến răng phục hình bị lung lay, không đúng vị trí sẽ làm cho lực nhai của cả hàm không đều, chức năng nhai của răng phục hồi không tốt gây khó khăn khi ăn uống cho người bệnh, lực nhai tập trung quá lớn sẽ làm cho răng Implant bị tụt so với nướu hoặc răng bị nghiêng.
Trình độ bác sĩ cần phải cao
Bản thân người bệnh là yếu tố chủ chốt nhất
Những người bị mắc các bệnh mãn tính như: ung thư, bạch cầu, suy thận hay các bệnh về ti mạch… không nên thực hiện phẫu thuật cấy ghép implant để phục hồi răng đã mất. Bởi trong quá trình phẫu thuật để đặt trụ implant, vết thương của bệnh nhân sẽ khó lành hơn, thậm chí là khả năng bị nhiễm trùng cao.
Khi cấy ghép implant xong, bệnh nhân không chú trọng đến việc chăm sóc răng. Chăm sóc và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách dẫn đến những thức ăn thừa bám lại ở các kẽ răng tạo thành những mảng bám và hình thành vôi răng. Từ đó, vi khuẩn tích tụ sẽ bám xung quanh nơi đặt trụ implant và gây viêm nhiễm.
Không vệ sinh răng miệng đúng cách
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong cấy ghép implant đó là bệnh nhân nghiện thuốc lá. Bởi đối với những trường hợp không nên cấy ghép implant thì người bệnh nghiện thuốc lá sẽ là chống chỉ định. Thành phần chủ yếu trong thuốc lá là nicotine khiến gây nhiễm trùng cho vết thương, từ đó dẫn đến cấy ghép implant thất bại.
Các biến chứng khi cấy ghép Implant sai cách
Nhiễm trùng: Mặc dù nguy cơ nhiễm trùng khi thực hiện cấy ghép implant không cao, thế nhưng vẫn có thể xảy ra. Nếu bạn lựa chọn những cơ sở nha khoa không uy tín, trình độ chuyên môn và kỹ thuật của bác sĩ thực hiện chưa cao hay không đủ các trang thiết bị cần thiết với phòng phẫu thuật vô trùng đạt chuẩn của Bộ Y Tế, máy móc tối tân để thực hiện các kỹ thuật thăm khám trước khi phẫu thuật…. đều có thể dẫn đến nhiễm trùng sau khi phẫu thuật. Đặc biệt tay nghề bác sĩ là yếu tố tiên quyết góp phần đưa khả năng nhiễm trùng về con số 0 khi một ca phẫu thuật được diễn ra nhanh chóng, chính xác.
Tổn thương dây thần kinh: Có thể nói, răng là nơi có nhiều dây thần kinh nhất, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được cảm giác của một cơn đau răng rồi đúng không. Trong quá trình cấy ghép, chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng sẽ khiến dây thần kinh bị tổn thương, lúc này bạn sẽ nhận thấy những cơn đau mãn tính, tê và ngứa ở nướu, lưới, cằm, má, môi. Lúc này giải pháp duy nhất là lấy implant ra khỏi vị trí cấy ghép.
Những vấn đề về xoang hàm: Mặc dù rất hiếm nhưng một trụ bằng ti tan được đặt vào trong xương hàm trên vẫn có khả năng xâm lấn vào xương và xoang hàm. Sự tính toán không chính xác này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của hệ thống xoang và thậm chí gây nên nhiễm trùng về sau. Nếu implant gây ra nhiễm trùng trong xoang, một ca phẫu thuật khác cần được tiến hành sớm để đóng đường dẫn nhiễm trùng vào xoang.