Thông Tin Hữu Ích

MẸO NHỔ RĂNG SỮA TẠI NHÀ AN TOÀN KHÔNG ĐAU

1

Gia đình có trẻ nhỏ trong giai đoạn thay răng sữa cho bé. Ba mẹ thường băn khoăn, lo lắng tìm cách nhổ răng cho bé sao cho không đau để các con không cảm thấy sợ.

Phương pháp nhổ răng sữa cho bé để đảm bảo an toàn luôn là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Trong giai đoạn dịch bệnh không thể đến nha khoa thì nha khoa Đông A xin chia sẻ những phương pháp nhổ răng cho bé đúng cách và đảm bảo an toàn khi nhổ răng cho bé.

1. Khi nào thích hợp nhổ răng sữa cho bé?

giai-doan-thich-hop-nho-rang-sua

Trong độ tuổi mọc răng thì bé từ 5-6 tháng tuổi sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên và sẽ hoàn thiện quy trình mọc răng sữa từ 10-12 tuổi. Sau đó hàm răng sữa sẽ được thay thế bằng các răng vĩnh viễn. Vào thời điểm này, các bậc phụ huynh nên kiểm tra và tìm những phương pháp nhổ răng sao không đau, an toàn cho bé là vấn đề nên được chú trọng.

Trong giai đoạn thay răng sữa đúng thời điểm rất quan trọng đóng vai trò định hướng vị trí răng vĩnh viễn, giúp trẻ phát âm tròn tiếng và ăn nhai tốt. Trường hợp nhổ răng sữa quá sớm có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, khiến cho răng vĩnh viễn mọc lệch lạc. 

Về lâu dài sẽ khiến cho quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày. Bên cạnh đó trường hợp răng sữa nhổ quá sớm có thể khiến cho mầm răng mọc lên không đúng vị trí. Từ đó dẫn đến tình trạng khấp khểnh, sai khớp cắn khá nặng ảnh hưởng đến tình trạng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của hàm răng.

Thông thường răng sữa khi đến tuổi thay răng theo quy trình sinh lý tự nhiên, sẽ tự động lung lay và rụng thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên.

Xem thêm: Có Nên Cạo Vôi Răng Cho Trẻ Em?

2. Trường hợp gấp cần nhổ bỏ răng sữa 

  • Trường hợp răng sữa bị viêm nhiễm ở chóp răng, viêm cement cấp, viêm tủy lâu ngày. Những trường hợp này nên nhổ bỏ kịp thời để tránh trường hợp sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
  • Trường hợp khi răng vĩnh viễn đã mọc nhô lên nhưng răng sữa chưa rụng thì việc tiến hành nhổ răng sữa cho trẻ là quan trọng và hết sức cần thiết để tránh tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc.
  • Trường hợp được chỉ định cho răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

khi-nao-be-can-nho-rang

3. Cách nhổ răng sữa tại nhà cho bé được thực hiện như thế nào?

Tùy vào tình trạng việc thay răng cho bé tại nhà sẽ được chỉ định cho trường hợp răng đã chín mùi. Trường hợp đối với răng sữa, bạn có thể tác động vào răng để đẩy nhanh quá trình rụng răng.

Mỗi ngày, bạn hãy dùng ngón trỏ có quấn băng gạc đã được sát khuẩn nhẹ nhàng lung lay chiếc răng của bé. Hãy tác động một lực nhẹ nhàng đến răng cần nhổ hàng ngày cho đến khi răng có độ lung lay nhiều thì có thể nhổ bỏ.

Khi nhổ răng sữa tại nhà cho bé bố mẹ nên chú trọng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và nên dùng dụng cụ sát khuẩn trước khi tác động nhổ răng cho bé. Bởi việc sử dụng tay nhổ răng rất dễ gây nên những viêm nhiễm nếu vấn đề vệ sinh không được quan tâm.

Có khi, trường hợp lung lay răng sữa cho bé chỉ nhằm đẩy nhanh quá trình tự rụng cho răng mà bạn không cần phải nhổ. Lúc đầu hãy dùng lực nhẹ và tăng lực dần về sau, mặc dù dùng lực ở mức độ nào cũng cần phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé.

thuc-hien-nho-rang-sua-tai-nha

Khi nhổ răng tại nhà cho bé nên dứt khoát khi phần chân răng đã lung lay nhiều. Đặc biệt, khi nhổ răng cho trẻ em tuyệt đối không nên dùng chỉ buộc vào răng để nhổ khi chiếc răng lung lay. Việc làm này có thể dẫn tới tình trạng làm gãy phần thân răng trong khi chân răng vẫn còn kẹt lại trong xương ổ răng. Vì thế khi nhổ răng bằng chỉ không dứt khoát cũng sẽ gây chảy máu nhiều hay làm đau nhức nhiều hơn cho bé.

4. Nhổ răng sữa tại nhà cần lưu ý những điều gì?

Những vấn đề vệ sinh và chế độ ăn uống cho trẻ sau khi nhổ răng cũng cần đặc biệt lưu ý:

  • Về việc vệ sinh răng miệng ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách và súc miệng với nước muối loãng hàng ngày, nên tránh, không dùng những vật nhọn hay cho tay vào phần răng vừa nhổ để tránh viêm nhiễm.
  • Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo hay súp có xay nhuyễn thêm thịt, cá, rau để bổ sung dinh dưỡng. Tránh tình trạng cho bé ăn những thức cứng hay có tính cay nóng.
  • Sau khi thực hiện nhổ răng xong, bạn nên cho trẻ cắn bông gòn ngay để cầm máu trong vòng 30 phút hoặc lâu hơn nếu như chân răng chảy máu nhiều. Trường hợp sau khi nhổ phần hố răng có dấu hiệu bất thường thì tốt nhất bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm thăm khám.
  •  Khi nhổ răng được 1-2 tuần thì phần hố răng sẽ dần lành lại và tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc lên.

luu-y-khi-nho-rang-sua

Hy vọng bài viết trên nha khoa Đông A đã chia sẻ giúp ích cho bạn được phần nào đó trong việc nhổ răng cho bé tại nhà vào mùa dịch đang căng thẳng này. Để mang lại kết quả tốt nhất khi nhổ răng cho trẻ, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ càng tìm đến nha khoa uy tín để chữa trị cho trẻ.

Một trong những nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao thì không thể không nói đến nha khoa Đông A. Nhưng vì tình hình dịch bệnh không thể đến nha khoa khám và điều trị răng nên nha khoa Đông A mở rộng liên hệ trực tuyến với khách hàng qua số Hotline 0834 023 456 hoặc muốn biết thêm chi tiết bạn hãy truy cập nhakhoadonga.vn