Thông Tin Hữu Ích

Răng đã lấy tủy có bị hư không? Bí quyết chăm sóc tại nhà.

rang-da-lay-tuy-co-bi-hu-khong

Răng đã lấy tủy có bị hư không? Bí quyết chăm sóc tại nhà.

Răng đã lấy tủy có bị hư không? Răng đã hỏng và sâu dẫn đến nhiễm trùng hoặc chết tủy thì phải thực hiện điều trị tủy răng để khắc phục tình trạng này. Dù vậy răng đã lấy tủy cũng không còn khỏe mạnh như lúc đầu. Dễ bị lung lay cùng với khả năng gãy rụng cao. Hôm nay hãy cùng Nha Khoa Đông A tìm hiểu về răng đã lấy tủy và cách chăm sóc răng để tăng độ bền cho răng nhé!

rang-da-lay-tuy-co-bi-hu-khong

Răng đã lấy tủy có bị hư không

Ảnh hưởng sau khi lấy tủy răng

Tủy răng là nguồn dinh dưỡng duy giúp duy trì sự sống và bảo vệ sức khỏe cho răng. Chính vì vậy khi tủy răng bị viêm. Hỏng phải điều trị tủy thì sẽ dẫn đến những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của răng. Cụ thể sau khi lấy tủy răng sẽ bị yếu đi về các mặt như:

– Độ chắc và bền của răng bị giảm mạnh. Răng sau lấy tủy sẽ có độ bền giảm dần theo thời gian do không còn nguồn cung cấp chất dinh dưỡng.

– Răng giòn và dễ vỡ hơn. Khi mất đi tủy, men và ngà răng cũng giảm độ dẻo dai và đàn hồi. Do đó khi nhai thức ăn, răng khó thích nghi với tác động nhiệt cùng ngoại lực dẫn đến việc dễ vỡ dọc hoặc gãy ngang ở thân răng.

– Giảm sức nhai. Vì răng không còn tủy mất đi độ bền chắc do đó cũng không có khả năng nhận biết được tính chất của thức ăn để điều chỉnh lực nhai phù hợp. Chính vì điều này mà răng lấy tủy thường dễ gãy so với bình thường.

– Mòn răng: Một trong những vai trò của tủy là tạo ngà răng liên tục. Để có thể bồi đắp lại tổn thương của răng khi thực hiện chức năng nhai và nghiền thức ăn. Nhưng đối với răng đã lấy tủy thì ngà răng không thể được tái tạo liên tục nữa. Đây nguyên nhân dẫn đến mòn răng theo thời gian.

– Nguy cơ sâu răng trở lại sau thời gian lấy tủy: Các mảng bám trên răng khi nhai thức ăn có thể mắc kẹt tại lỗ hổng ở bề mặt răng hoặc kẽ răng. Các mảng bám đó dần hình thành nên ổ vi khuẩn làm tái phát sâu răng.

Tại sao răng đã lấy tủy vẫn còn cảm giác đau?

Nguyên nhân khiến răng đã lấy tủy nhưng vẫn còn cảm giác đau là do quá trình điều trị tủy chưa thực sự đem đến hiệu quả. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, trong đó một số vấn đề chính của chứng đau răng sau lấy tủy là:

– Chưa làm sạch triệt để tủy viêm, các mô tủy chết còn sót lại làm cho ổ viêm nhiễm tiếp tục phát triển khiến bệnh bùng phát mạnh. Do đó gây nên những cơn đau răng dù đã lấy tủy.

– Trám bít ống tủy chưa đúng kỹ thuật khiến chỗ trám không sát khít, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Vi khuẩn sẽ ăn mòn và tấn công cấu trúc răng dẫn đến đau nhức răng.

– Nha sĩ có tay nghề kém làm thủng sàn tủy, chóp tủy.

– Chất lượng vật liệu dùng để trám răng kém. Vật liệu không đạt chuẩn dễ bị bong rụng trong quá trình nhai sẽ tạo điều kiện cho axit và vi khuẩn sinh sôi tấn công gây nhức và đau răng.

Răng đã lấy tủy khi nhổ có đau không?

rang-da-lay-tuy

Răng lấy tủy nhổ có đau không

Mặc dù răng đã lấy tủy về đã không còn là một chiếc răng có quá nhiều giá trị sử dụng đối với cung hàm. Tuy nhiên, răng vẫn còn nguyên cấu trúc chân răng bám vào xương hàm vì vậy khi tiến hành nhổ răng vẫn sẽ có cảm giác đau như bình thường.

Và dù còn tủy hay không thì việc kiểm soát cơn đau bằng thuốc tê là công việc bắt buộc phải sử dụng để ngăn chặn cảm giác đau. Cho nên bạn không cần quá lo lắng khi nhổ răng mà nên quan tâm đến chất lượng dịch vụ của bệnh viện và tay nghề nha sĩ.

Độ bền của răng sau khi lấy tủy

Đối với răng khỏe mạnh còn tủy sống thì có thể tồn tại suốt đời nếu được chăm sóc đúng cách. Còn với răng đã lấy tủy cấu trúc răng không còn bền vững như bình thường men và ngà răng cũng yếu hơn rất nhiều. Do đó tuổi thọ của răng bị suy giảm đáng kể. Thời gian sử dụng cho răng đã lấy tủy có thể dao động từ 10 đến 15 năm trong điều kiện răng được chăm sóc tốt.

Thông thường răng sau khi điều trị tủy khuyến cáo. Nên hàn trám hoặc bọc sứ để bảo tồn răng thật lâu dài hơn. Tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của răng cũng như nhu cầu của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án phù hợp nhất với răng.

Nên hạn chế việc lấy tủy răng nếu không thật sự cần thiết

han-che

Hạn chế việc lấy tủy răng nếu không cần thiết

Tủy răng là một mô sống cũng chính là phần trung tâm của răng. Tủy chứa đựng mạch máu nuôi dưới răng và các sợi thần kinh cảm giác cho răng. Cho nên việc lấy tủy răng đặc biệt phải hạn chế trong điều trị nha khoa. Trừ trường hợp bắt buộc và cần thiết phải lấy tủy để điều trị.

Nguyên nhân hạn chế lấy tủy. Là vì những răng đã mất tủy sẽ không còn khỏe và rắn chắc như răng còn tủy. Do vậy, sau khi thực hiện điều trị tủy. Không nên cắn xé vật cứng hoặc ăn nhai đồ quá dai hay quá cứng để tránh gãy, vỡ răng.

Răng đã lấy tủy coi như răng chết. Vì nó không còn được tủy nuôi dưỡng dần mất hết cảm giác với thức ăn, nhiệt độ. Và cũng không phản ứng với những kích thích lực từ bên ngoài tác động vào. 

Hệ quả nặng nhất của tình trạng mất tủy là quá trình sừng hóa mô răng. Quá trình này thường bắt đầu sau khi lấy tủy khoảng 1 năm hoặc sớm hơn. Sừng hóa khiến cho răng giòn và dễ bung vỡ khi chịu lực lớn hoặc nhai đồ cứng. Bung vỡ sẽ xảy ra bất cứ khi nào, nhưng an tâm là răng không bị rụng đi.

Chăm sóc răng sau khi lấy tủy đúng cách

Như đã nói răng sau khi lấy tủy sẽ mất đi độ bền, không còn dẻo dai như trước. Vi vậy nếu muốn kéo dài thời gian tồn tại của răng. Thì cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng thật tốt. Sau điều trị tủy răng nên:

– Có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý: Tránh ăn các loại thức ăn quá dai, hoặc cứng,… Tránh ăn nhai trực tiếp vào vị trí răng mất tủy. Không sử dụng các món ăn có nhiệt độ quá nóng hay vị quá cay, chua. Việc này nhằm tránh cho các tổ chức răng không kịp thích ứng dẫn đến gãy và vỡ răng.

– Vệ sinh răng miệng đều đặn.

Đánh răng đều đặn 2 lần trong ngày. Và chú ý làm sạch các kẽ răng, chân răng cùng kẽ nướu. Ngăn ngừa vi khuẩn phát triển do không vệ sinh răng kỹ.

– Thăm khám răng định kỳ: Thăm khám răng định kỳ 6 tháng một lần để lấy cao răng cũng như có thể phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng.

– Hướng khắc phục tốt nhất cho răng mất tủy là bọc sứ cho răng để tránh khỏi các tác động bên ngoài có thể làm gãy vỡ răng. Ngăn ngừa răng tiếp xúc với các loại thực phẩm và axit. Cách này còn giúp hạn chế quá trình sừng hóa răng sau khi lấy tủy vô cùng hiệu quả. So với hàn, trám răng thì bọc sứ bền hơn nhiều. Nó duy trì ăn nhai bình thường mà không lo bị bong bật, giúp bảo vệ răng tốt hơn.

Lời kết

Việc kiểm tra răng miệng định kỳ là vô cùng cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn phát hiện được những dấu hiệu bệnh lý kịp thời để phòng và điều đúng lúc. Tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt là đối với các trường hợp sau khi lấy tủy răng. Để biết chính xác tình trạng răng của mình. Bạn nên đến Nha Khoa Đông A để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm khám và tư vấn cụ thể.

Trên đây là những chia sẻ về răng đã lấy tủy và cách chăm sóc răng mất tủy. Như vậy, răng đã mất tủy sẽ bị tổn hại rất nhiều. Nên chỉ thực hiện lấy tủy trong những trường hợp bắt buộc. Hy vọng những thông tin mà Nha Khoa Đông A đã cung cấp sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ răng thật tốt.